KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu quy trình nhân nhanh giống phi điệp tím (dendrobium anosmun) phân bố tại vĩnh phúc bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào (Trang 35)

1. Kết luận

Qua các kết quả thu được, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

Sử dụng cồn 70° trong 1 phút kết hợp với Ca(OCl2)2 50% lắc trong 10 phút cho tỉ lệ mẫu sống cao nhất đạt 94,67%, tỉ lệ mẫu nhiễm và chết thấp nhất (5,33%).

Môi trường thích hợp cho sự nảy mầm của hạt lan là: MS + 20 g/1 sacarose + 7 g/1 agar ; pH = 5,7.

Môi trường nhân nhanh tối ưu là: MS + 1 mg/1 IBA + 1 mg/1 kinetin + 30 g/1 khoai tây + 10% nước dừa + 30 g/1 saccarose + 7 g/1 agar + 0,5 g/1 than hoạt

tính (pH = 5,7), cho hệ số nhân nhanh cao nhất đạt 3,64.

Môi trường ra rễ thích hợp là: MS + 0,9 mg/1 IBA + 30 g/1 khoai tây + 10% nước dừa + 30 g/1 saccarose + 7 g/1 agar + 0,5 g/1 than hoạt tính (pH = 5,7).

Thực hiện thí nghiệm trong điều kiện cường độ ánh sáng 1800 lux giúp cây phát triển mạnh nhất: lá mở to, màu xanh sẫm, số lá đạt 4,16 chiếc/cây; thân mập, cây cao.

Giá thể dùng để ra cây là dớn cho kết quả tốt nhất.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi bước đầu đề xuất ứng dụng các kết quả thu được trong nhân giống in vitro cho giống Phi điệp tím, đồng thời làm tiền đề cho các nghiên cứu giống trên các giống lan Phi điệp khác. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi chưa thể đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm chất lượng của giống lan ngoài vườn ươm. Vì thế chúng tôi mong muốn có thêm thời gian để có thể thực hiện phàn thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và chỉ tiêu về chất lượng của cây in vitro ngoài vườn.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu quy trình nhân nhanh giống phi điệp tím (dendrobium anosmun) phân bố tại vĩnh phúc bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào (Trang 35)