III Khấu hao TSCĐ VNĐ
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
TỐT NGHIỆP
1. Đánh giá chung về các mặt quản trị doanh nghiệp
1.1. Ưu điểm
Qua phân tích ta thấy nhà máy có các ưu điểm như sau:
Marketing: Hoạt động marketing phần nào đạt được hiệu quả như mong muốn của công ty. Với những chính sách marketing hợp lý và nhắm đúng đối tượng cần đạt được doanh nghiệp đã góp phần hạn trế chi phí marketing không cần thiết đồng thời vẫn đạt được kết quả như mong muốn với lượng khách hàng mục tiêu ngày càng biết đển thương hiệu và uy tín của công ty. Lượng sản phẩm truyền thống như xích líp xe đạp, đùi,...bán ra trên cho các khách hàng ngày một giảm đi nhưng công ty đã có hướng giải quyết nhằm vào những mặt hàng mới đem lại lợi nhuận chính cho công ty như các sản phẩm phụ tùng xe máy,...Trong tương lai, theo nhu cầu của thị trường thì công ty xác định đó là những mặt hàng đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu.
Về tình hình lao động, tiền lương: áp dụng đúng theo chế độ lao động của Nhà nước, chế độ đãi ngộ, chăm sóc nhân viên tốt tạo mối quan hệ tốt, một bầu không khí hài hoà, yên tâm, phấn khởi khi làm việc trong công ty. Nhưng cần chú ý điến tình trạng mất cân đối thu nhập trong doanh nghiệp khi có một số bộ phận lao động gián tiếp lương quá cao so với bộ phận lao động trực tiếp. Mặc dù trên thực tế không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hiện tại nhưng trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới thái độ làm việc của người lao động. Vì vậy, công ty cần sớm có những chính sách đãi ngộ hợp lý để cho người lao động hăng say làm việc và gắn bó với công ty lâu dài.
Cơ cấu lao động hợp lý, định mức lao động được xây dựng trên kết hợp những nghiên cứu khoa học về dây chuyền công nghệ với việc thống kê kinh nghiệm, hình thức trả lương tương đối hợp lý và hấp dẫn với từng bộ phận lao động sản xuất, đã thu hút được một lượng lao động có trình độ chuyên môn tay nghề.
Về công tác tổ chức sản xuất: Nhà máy có quy trình quản lý sản xuất chặt chẽ, các bộ phận phối hợp sản xuất nhịp nhàng, nguyên vật liệu được cung ứng nhanh, đầy đủ số lượng, chất lượng luôn đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất
Về tình hình tài chính: Nhà máy đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, thời gian luân chuyển vốn cao, độ tự chủ tài chính, khả năng thanh toán khả quan, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và ngân sách cho Nhà nước.
Nhà máy luôn luôn đảm bảo huy động đầy đủ vốn tiền tệ cần thiết trên cơ sở xác định đúng đắn các nguồn vốn cung ứng. Tiến hành phân tích tài chính và hoạch định tài chính để đưa ra các dự báo cần thiết. Trên cơ sở đó nhà máy đưa ra các kế hoạch tài chính, kế hoạch về vốn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Đạt được những thành công này của nhà máy là do các yếu tố:
Nhà máy có cơ sở vật chất đầy đủ, máy móc trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đồng bộ
Phương pháp quản lý, chính sách hoạt động luôn được phổ biến rõ ràng và luôn đảm bảo 100% công nhân viên trong công ty hiểu và thực hiện.
Cơ cấu lao động hợp lý, nguồn lao động trực tiếp trẻ dồi dào, giàu tính sáng tạo và luôn đáp ứng được khả năng nâng cao năng suất lao động.
Cán bộ nhân viến gián tiếp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, giàu kinh nghiệm quản lý, được bố trí công việc hợp với năng lực của mình.
Thương hiệu Xích Líp Đông Anh với bề dày truyền thống và kinh nghiệm của mình đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường với chất lượng tốt, uy tín và tin cậy của các đối tác trên thị trường. 1.2. Những hạn trế
Bên cạnh những điểm mạnh kể trên, trong những năm qua công ty đã thu được những kết quả sản xuất kinh doanh cao và có ý nghĩa, tuy nhiên trong quá trình phát triển của nhà máy cũng đã thể hiện một số vấn đề còn hạn chế:
Về mặt marketing: hiện tại nhà máy chưa có phòng marketing, chính sách và chiến lược về marketing chưa rõ ràng và chưa chủ động trong việc tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng khu vực phân phối sản phẩm. Điều đó làm hạn trê rất lớn đến khả năng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Năng lực sản xuất giữa các khâu chưa cân đối, trình độ sử dụng máy móc thiết bị còn bị hạn chế Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ chưa sát với thực tế. Việc bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên văn phòng chưa phát huy hết khả năng của từng vị trí. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong nhà máy còn chưa cân đối, chênh lệch giữa các bộ phận tương đối cao.
Biến động lãi suất, tỷ giá cũng gây những bất lợi cho việc tạo nguồn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Việc hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính cạnh tranh trong từng doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến ưu thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường doanh nghiệp không những phải quan tâm với chính sách marketing, tiêu thụ sản phẩm mà còn phải quan tâm nhiều hơn đến các
PHỤ LỤC
1. Bảng cân đối kế toán chi tiết
Chỉ tiêu Mã số Năm 2009 Năm 2008
A: Tài sản ngắn hạn 100 81.653.843.466 82.854.375.402I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5.468.422.688 8.192.231.406 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5.468.422.688 8.192.231.406
1. Tiền mặt 111 3.468.422.688 8.192.231.406
2. Các khoản tương đương tiền 112 2.000.000.000 -
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 800.000.000 2.800.000.000III. Các khoản phải thu 130 32.776.672.724 22.370.389.784 III. Các khoản phải thu 130 32.776.672.724 22.370.389.784
1. Phải thu khách hàng 131 39.558.265.504 26.695.023.858
2. Trả trước cho người bán 132 612.409.000 919.820.958
3. Phải thu khác 136 208.682.220 161.680.368
4. Dự phòng nợ khó đòi 138 (7.602.648.000) (5.406.135.400)
IV. Hàng tồn kho 140 40.981.974.228 48.579.881.128
6. Hàng hoá tồn kho 146 40.981.974.228 49.081.545.730
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - (483.646.602)