ngoài giảm đi một cách hợp lý, là biện pháp tiết kiệm ngoại tệ cho nước nhà.
Phần 3
định hướng và giải pháp huy động vốn trong nước ở việt nam trong thời gian tới.
1/ Mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Đất nước ta đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là: tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề xãhội... Trong đó mục tiêu quan trọng nhất là phải thực hiện được mục tiêu kinh tế xãhội giai đoạn 1996- 2000. Với nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là từ 9- 10%/ năm, và GDP bình quân trên đầu người hàng năm tăng gấp đôi so với những năm 90. Để đạt được đIều đó thì đòi hỏi Nhà nước ta phải đầu tư một lượng vốn tương ứng là 42,0 tỷ USD.
Để có nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên thì một mặt chúng ta phải huy động một cách tối đa các nguồn lực trong nước hiện có. Một mặt phải huy động các nguồn vốn từ bên ngoài của các tổ chức chính phủ và phi Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn trong
nước, nó mang tính chất quyết định như các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn của dân cư,.
Đối với nguồn vốn từ nước ngoài chúng ta chủ yếu huy động các nguồn vốn chủ yếu sau: Vốn và công nghệ mới tranh thủ các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, ADB, WB…, các nguồn vốn tài trợ mang tính chất song phương và đa phương, và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vì vậy việc huy động vốn trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: