BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃIBỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃ
5.1.2 Các phương án xử lý
5.1.2.1 Phương án 1
Nước thải được tập trung về hố ga có đặt song chắn rác để ngăn các loại rác có kích thước lớn. Sau đó, nước thải tiếp tục dẫn đến bể điều hòa. Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống phân phối khí giảm bớt một phần nồng độ các
chất ô nhiễm, đồng thời tránh hiện tượng phân hủy yếm khí gây mùi hôi. Hơn nữa, bể điều hòa có tác dụng điều chỉnh lưu lượng, tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm trực tiếp đến bể Aeroten phần lớn các chất hữu cơ bị phân hủy nhờ các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính.
Sau đó, nước thải được bơm đến bể lắng để lắng bùn sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học. Phần bùn lắng trong bể theo định kỳ, một phần sẽ bơm hoàn lưu về bể Aeroten để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể, phần còn lại sẽ được bơm đến bể ổn định bùn.
Cuối cùng, nước thải chảy sang bể khử trùng để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh còn sót lại trong nước thải trước khi thải vào cống chung của
thành phố. Song chắn rác Bể điều hòa Bể Aeroten Bể lắng Bể khử trùng Bể chứa bùn Nước thải Khí Clo Tuần hoàn Chú thích : Đường nước Đường bùn cặn Đường hóa chất Đường khí Hình 5.1 : Sơ đồ công nghệ
5.1.2.2 Phương án 2
Nước thải tự chảy qua song chắn rác đến bể điều hòa. Từ bể điều hòa, nước được bơm đến bể lọc sinh học. Bên trong bể có chứa các vật liệu lọc, vật liệu lọc là sỏi có đường kính 25 – 30 mm, nước sẽ được phun xuống bề mặt bể lọc qua hệ thống phân phối. Trong bể nước thải được trộn thêm oxi để oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Các chất hữu cơ sẽ bị oxi hóa dưới tác dụng của các men vi sinh hiếu khí bám trên bề mặt giá thể được đặt sẳn bên trong bể. Tiếp theo, nước thải được dẫn đến bể lắng để lắng các chất lơ lửng còn lại trong nước. Sau cùng, nước thải tự chảy qua bể khử trùng rồi thoát ra ngoài.
Hình 5.2 : Sơ đồ công nghệ phương án 2