Biện pháp xử lý hiện nay

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi (Trang 29 - 31)

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃITỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃ

4.3.2 Biện pháp xử lý hiện nay

Năm 1998, bệnh viện Nguyễn Trãi được Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 400 m3/ngày đêm,với quy trình xử lý như sau :

Nước thải theo mương dẫn đến hố ga có đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có trong nước thải như bông băng, giấy, các mẫu bệnh phẩm còn sót lại,… Rác được giữ lại ở song chắn rác sau đó được vớt ra ngoài bằng phương pháp thủ công. Rác được tập trung vào giỏ rồi rắc vôi lên ngay khi lấy, sau đó sẽ được Công ty vệ sinh môi trường thu gom.

Nước thải sau khi qua song chắn rác được dẫn đến bể điều hòa. Bể điều hòa được xây chìm. Bể được cung cấp khí nhằm phân hủy một phần các chất thải dễ phân hủy có trong nước.

Sau đó, nước thải được bơm tới bể oxi hóa. pH trong bể oxi hóa được kiểm soát bằng hệ thống kiểm soát pH tự động. Dòng nước thải từ thiết bị oxi hóa được dẫn chảy ngang qua hệ thống ống có đầu dò pH. Khi đã chảy qua đầu dò xong, nước được trả về bể điều hòa (lượng nước qua đầu dò rất ít, chảy tự do và liên tục trong một ống φ 8cm). Tùy theo chỉ số pH đo được mà có bổ

sung thêm NaOH hay không. NaOH được bổ sung vào nước bằng một bơm định lượng để duy trì pH trong bể oxi hóa từ 7 – 8,5.

Tiếp theo, nước thải được dẫn đến bể lắng 1 nhằm giảm lượng chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ. Từ bể lắng 1, nước thải được dẫn sang bể keo tụ. Tại đây, nước được khuấy trộn với chất keo tụ là phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O.

Sau khi ra khỏi bể keo tụ, nước thải được dẫn đến bể lắng 2. Sau đó, nước thải được bơm đến bể trộn thủy lực nhằm giảm lượng chất rắn lơ lửng trước khi đưa đến bể khử trùng. Tại bể khử trùng, nước thải được khử trùng bằng Clorua vôi để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong nước. Sau khi được khử trùng, nước thải được đưa vào cống thoát nước chung của thành phố. Cứ mỗi 2 giờ thì bơm xả cặn cho bể lắng 1 và bể lắng 2. Khoảng 24 giờ thì xả cặn 1 lần trong bể keo tụ. Mỗi lần bơm xả cặn kéo dài 5 phút cho các thiết bị có hệ thống lắng cặn.

Bùn lắng được bơm về bể làm khô bằng cát. Bể này có tác dụng lọc nước cặn bùn lắng ở các thiết bị lắng. Các cặn bùn được giữ lại trên lớp cát có trải lưới, nước sau khi lọc sẽ được tháo hồi lưu về bể điều hòa.

Sau thời gian phơi, bùn đã khô (dễ xúc, dễ đựng, dễ vận chuyển) và không còn mùi hôi, có thể xúc làm phân bón cây hay đổ bỏ theo rác sinh hoạt.

Hình 4.1: Mặt bằng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi

(Nguồn : Khảo sát tại bệnh viện Nguyễn Trãi)

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w