Hiệu suất chuyển hóa sắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước ngầm cho công ty giấy tiền Vĩnh Thành Bến Lức Long An (Trang 77 - 82)

Hình 5.2. Đồ thị thể hiện hiệu quả khử sắt sau khi qua giàn mưa và xục khí cưỡng bức

Nhận xét: Từ đồ thị trên chúng ta thấy qua 4 lần thí nghiệm với hàm lượng sắt đầu vào trung bình 25mg/l thì sau khi làm thoáng bằng giàn mưa và xục khí cưỡng bức thì tại bể lắng C hàm lượng sắt giảm được từ 19,8 – 32% (tương đương 5,32 – 8,1mg) và trung bình là 23,966%.

Nhận xét: Từ kết quả phân tích thí nghiệm trong bảng 5.2 thì hàm lượng sắt sau khi qua giàn mưa và xục khí thì tại ngăn lắng C hàm lượng sắt còn khoảng từ 17 – 21mg/l. Theo đồ thị hình 5.3 trên thì hàm lượng sắt sau khi lọc cát giảm xuống được từ 58.2 – 63.5%, trung bình là 60.22%, tức giảm thêm được 36.26% so với tại bể lắng C và hàm lượng sắt còn lại sau khi lọc cát trung bình 10mg/l. Số liệu này là cơ sở dùng cho việc tính toán bể lọc áp lực sau này.

Hình 5.4.Đồ thị thể hiện hiệu quả khử sắt sau khi lọc qua Toyolex

Nhận xét: Qua đồ thị hình 5.4 này chúng ta có thể thấy với hàm lượng sắt còn lại sau lọc cát khi lọc qua than Anthracite và Toyolex thì hàm lượng sắt được loại bỏ từ 99.4 – 99.9% gần như triệt để hoàn toàn.

Hình 5.5. Đồ thị thể hiện hiệu quả khử sắt sau khi qua tất cả các công trình

5.6. NHẬN XÉT CHUNG

Do cấu tạo địa chất và tính chất nguồn nước của khu vực tỉnh Long An nói chung và huyện Bến Lức nói riêng mà nguồn nước khai thác từ 2 giếng của Công ty Tiền Vĩnh Thành có hàm lượng sắt rất cao (trung bình là 25mg/l). Sắt trong nước ngầm thường tồn tại ở hai dạng Fe2+ và Fe3+, để xử lý hàm lượng sắt cao như vậy thì biện pháp đầu tiên chúng ta sẽ áp dụng đó là biện pháp làm thoáng tự nhiên bằng giàn mưa và xục khí cưỡng bức để cung cấp oxy đến mức bão hòa nhằm tạo điều kiện tốt nhất để oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ thực hiện quá trình thuỷ phân tạo

% Hàm lượng sắt tại giếng của Công ty

% Hàm lượng sắt giảm sau khi qua giàn mưa và xục khí

% Hàm lượng sắt giảm sau khi qua lớp vật liệu lọc Toyolex

thành hợp chất ít tan Fe(OH)3. Khi trong nước có oxi hoà tan, quá trình oxi hóa diễn ra như sau:

4 Fe2+ + O2 + 10 H2O = 4 Fe(OH)3 + 8H+.

Theo kết quả thí nghiệm trên thì nước sau khi qua giàn mưa và được xục khí cưỡng bức ở bể tiếp xúc thì hàm lượng sắt giảm được 23.966% và sau khi qua bể lọc thô giảm xuống thêm được 36.259%.

Lượng sắt còn lại trong nước khi qua bể lọc thô chủ yếu là ion Fe3+. Nước sau khi qua bể lọc thô và được bơm cấp lọc bơm vào cột lọc F, trong cột lọc F vật liệu Toyolex sẽ giữ lại lượng sắt này, hàm lượng sắt còn lại sau lọc gần như được xử lý triệt để (99.831%) và so với tiêu chuẩn nước ăn uống (< 0.5mg/l) thì hàm lượng này nhỏ hơn 50 lần.

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy khả năng giữ cặn sắt của than Anthracite và Toyolex là rất tốt. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác thì vật liệu lọc Toyolex có khả năng giữ cặn trung bình là 1.2 kg/m3 và lưu lượng nước rửa ít, khoảng 2.8 – 3% cho mỗi bể lọc. Còn về thời gian sử dụng của than Anthracite và Toyolex đã được minh chứng ở các trạm khai thác và xử lý nước ngầm sau đây:

• Trạm khai thác nước ngầm Gò Vấp công suất 10000m³/ngđ với thời gian hoạt động hiện tại là 04 năm.

• Trạm khai thác nước ngầm Bình Trị Đông công suất 10000m³/ngđ với thời gian hoạt động là 08 năm.

• Trạm khai thác nước ngầm chung cư Phạm thế Hiển công suất 1200m³/ngđ với thời gian hoạt động hiện tại là 04 năm.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước ngầm cho công ty giấy tiền Vĩnh Thành Bến Lức Long An (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)