V N: iệt Nam
2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001-2010
Xuyên suốt giai đoạn 2001-2010, Việt Nam luôn trong tình trạng bị bội chi ngân sách, mức bội chi ngân sách giai đoạn 2001-
2005 được duy trì ở mức khá hợp lý theo đúng như dự toán của chính phủ, dưới 5% GDP. Tuy nhiên, từ năm 2006 trở đi, mức bội chi ngân sách đã có nhiều biến động và không ổn định:
Nguồn: Bộ tài chính
Có thể xem xét một số nguyên nhân dẫn đến bội chi ngân sách như sau:
Trong giai đoạn này, bội chi NSNN xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan.
• Nguyên nhân chủ quan:
Thể hiện ở chính sách chủ động chấp nhận bội chi ngay khi lập dự toán để tăng cường nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng, và khi chấp hành NSNN đã cố gắng kiểm soát được con số này để góp phần tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
Nguyên nhân chủ quan còn thể hiện ở chính sách khai thác nguồn thu còn nhiều bất cập; chính sách phân bổ, sử dụng nguồn lực và cân đối giữa các khoản chi chưa hợp lí đưa đến tình trạng thất thoát, lãng phí. Và cuối cùng, cách đo lường bội chi có nhiều khác biệt đối với thông lệ quốc tế cũng làm cho tỷ lệ bội chi NSNN của Việt Nam cao hơn so với cách tính của quốc tế.
• Nguyên nhân khách quan
+ Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đưa đến sự cắt giảm thuế quan.
+ Giá hàng hóa trên thế giới tăng liên tục với tốc độ cao ảnh hưởng đến mức bội chi NSNN do chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng, làm giảm thu nhập chịu thuế của gần như tất cả các doanh nghiệp, nguồn thu NSNN từ thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Để hỗ trợ ổn định giá trong nước, Nhà nước vừa phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu. Chỉ xét riêng xăng dầu, thì ảnh hưởng của biến động giá đến chi phí đầu vào của các ngành và thu - chi NSNN cũng đã rất lớn.
+ Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế còn thấp, hiệu quả đầu tư giảm, Chính phủ tăng chi NSNN để kích cầu cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến bội chi.
Với những nguyên nhân tổng quát vừa nêu ra, có thể thấy được thực trạng NSNN giai đoạn 2001-2010:
NĂM
THU CHI
BỘI CHI DỰ TOÁN QUYẾT TOÁN TOÁNDỰ QUYẾT TOÁN
2001
Theo thông tư 01/2002/TT-BTC ngày 08/01/2002 của Bộ Tài chính, việc công bố công khai số liệu về NSNN được áp dụng cho năm 2000 và các năm từ 2002 trở về sau nên không có số liệu cho năm 2001.
2002 123,860 148,208 25,597 2003 177,409 197,573 29,936 2004 149,320 224,776 187,670 248,615 34,703 2005 183,000 283,847 229,750 313,479 40,746 2006 237,900 350,842 294,400 385,666 48,613 2007 281,900 431,057 357,400 469,606 64,567 2008 323,000 548,529 398,980 590,714 67,677 2009 389,900 468,795 491,300 584,695 115,900
2011 595,000 725,600 120,600
Nguồn: Bộ tài chính
Ghi chú: - Quyết toán thu, chi NSNN không bao gồm thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
- Giá trị in đậm nghiêng là ước thực hiện được và số dự toán
Mức thực hiện (quyết toán/ước thực hiện) thu và chi luôn cao hơn rất nhiều so với các khoản dự toán được lập, đây cũng là điều dễ hiểu vì dự toán nền kinh tế trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn này, Việt Nam đón nhận luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở những con số kỷ lục.
Do đón nhận nguồn vốn FDI và ODA lớn nên chúng ta phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng tốt để thực hiện các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn này, vì lẽ đó, số chi ngân sách cho đầu tư phát triển tăng dần kéo theo mức bội chi ngân sách cũng tăng dần từng năm.
Mức độ bội chi ngân sách tăng dần qua mỗi năm, đặc biệt giai đoạn 2006-2010 được lý giải như sau:
+ Ngay thời điểm năm 2006, khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta đã phải thực hiện lộ trình cắt giảm nhiều khoản thuế, đặc biệt là thuế nhập khẩu, đây là một nguồn thu quan trọng của NSNN.
+ Giá cả các hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào quan trọng đã tăng giá mạnh, làm cho chi phí sản xuất trong nước tăng, như vậy, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống phần nào, ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN.
+ Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2009, Việt Nam đã tăng chi ngân sách cho việc hỗ trợ lãi suất, kích cầu tiêu dùng trong khi phải cắt giảm bớt các nguồn thu (miễn thuế, giảm thuế).
+ Do nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu về cơ sở hạ tầng lớn nên nguồn chi cho đầu tư phát triển được quan tâm, như vậy, bản thân chúng ta chấp nhận một mức bội chi nhất định để đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
+ Việc cải cách thủ tục hành chính, rà soát các khoản đóng góp không còn hợp lệ cũng góp phần làm giảm nguồn thu cho ngân sách.
+ Bước vào năm 2009, căn cứ tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lường và theo chiều hướng xấu, nguồn thu NSNN gặp khó khăn, yêu cầu tăng chi là rất lớn để thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, do vậy Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội chấp thuận tăng mức bội chi không quá 7% GDP thay vì mức 4.82% theo dự toán ban đầu. Kết quả thực hiện cả năm 2009, mức bội chi quyết toán là 6.9% so với GDP, như vậy, Chính phủ đã xử lý tốt các mục tiêu đảm bảo cân đối ngân sách trong giới hạn cho phép.
+ Việt Nam xử lý bội chi ngân sách chủ yếu qua phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ (cả trong và ngoài nước), một phần bội chi ngân sách được tài trợ bằng nợ nước ngoài. Tuy tỷ lệ nợ nước ngoài ngày càng tăng nhưng Nhà nước vẫn theo đuổi mục tiêu đảm bảo an toàn (tỷ lệ nợ nước ngoài không vượt quá 50% GDP).
Hoạt động vay trong nước tốt hơn do bởi các khoản vay trong nước thường được thực hiện thông qua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương. Đây là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản không cao, bởi lẽ kỳ hạn trái phiếu thường là 5 năm, với mức lãi suất do Chính phủ đưa ra và không có sự cạnh tranh, người mua trái phiếu cũng khó có khả năng
suy đoán chi phí cơ hội cho hình thức đầu tư này. Một phần các trái phiếu được bán cho cán bộ công nhân viên chức dưới hình thức bắt buộc.
Trường hợp phát hành trái phiếu quốc tế hay vay nợ nước ngoài thì chúng ta gặp nhiều khó khăn do đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có nhiều người bán. Do vậy, phải cân nhắc mức lãi suất phù hợp. Mặt khác, khi vay bằng ngoại tệ thì ảnh hưởng đến tỷ lệ dự trữ ngoại tệ quốc gia khi các khoản vay đáo hạn vì áp lực tăng tỷ giá hối đoái.
Thực trạng thời gian qua, VN chủ yếu vay nợ nước ngoài thông qua các kênh cung cấp vốn ưu đãi như các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA với lãi suất rất thấp, nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), JICA, JBIC,…
Nợ Chính phủ đang tăng cao: từ 33.8% GDP năm 2007 đến năm 2008 là 36.2%GDP và năm 2009 chiếm 41.9% GDP.
Nợ quốc gia: năm 2005 (32.2% GDP); 2006 (31.4% GDP); 2007 (32.5% GDP); 2008 (29.8% GDP); 2009 (39.9% GDP)
Với dự toán thu - chi NSNN nêu trên, hoạt động tài chính - ngân sách 5 năm 2006 - 2010 đã quán triệt thực hiện mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã đề ra: Tổng thu NSNN 5 năm 2006- 2010 ước vượt khoảng 400,000 tỷ đồng (trên 26%) so với chỉ tiêu 5 năm; tốc độ tăng thu bình quân (loại trừ yếu tố tăng giá) là 13.4%, cao hơn chỉ tiêu đề ra cho 5 năm (10.8%/năm); quy mô thu NSNN năm 2010 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005, tỷ lệ động viên NSNN (loại trừ yếu tố tăng giá) đạt 22.9% GDP (mục tiêu là 20-21% GDP); cơ cấu thu cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ mức 52% năm 2006 lên 63.9% năm 2010, góp phần tăng tính chủ động và ổn định của NSNN.
Tổng chi NSNN 5 năm 2006-2010 ước tăng 480,000 tỷ so với chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt trên 20%/năm, cao hơn chỉ tiêu đề ra (tăng 11.2%/năm). Quy mô chi NSNN năm 2010 tăng 2.2 lần so với năm 2005. Đã bố trí tăng chi các lĩnh vực quan trọng, như giáo dục- đào tạo, văn hoá, khoa học- công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an
ninh...; cơ cấu chi đang thay đổi theo hướng tăng chi mạnh hơn cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Tóm lại, tình hình cân đối ngân sách trong giai đoạn 2001 – 2010 là khá sáng sủa khi Chính phủ đảm bảo được mức bội chi dao động quanh mốc 5% so với GDP đồng thời giữ vững được tỷ lệ nợ, đảm bảo không vượt quá 50% GDP.
Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp để có nguồn thu tài trợ cho các khoản chi bị thiếu hụt, trong đó chủ yếu là phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 5 năm cho thị trường nội địa. Các khoản vay nợ nước ngoài đa số là nguồn vốn ưu đãi (thường sử dụng vốn ODA) có lãi suất rất thấp, được Chính phủ cho vay lại, các dự án sử dụng vốn ODA thường được Bộ Tài chính thẩm định do đó đảm bảo tính hiệu quả và đảm bảo nguồn trả nợ khi đến hạn. Ngay cả số dư nợ vốn vay thương mại từ quốc tế (chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu nợ nước ngoài) cũng được sử dụng khá hiệu quả vì các dự án sử dụng vốn ODA thường là các dự án của ngành điện, trường dạy nghề, các dự án công nghệ cao,...ví dụ: dự án Năng lượng nông thôn I, II do Công ty Điện lực 2 làm chủ đầu tư, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I do BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư
Trong năm các năm 2005, 2007 và 2010, Chính phủ đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và đây là kênh huy động hiệu quả và rất thành công. Đợt phát hành đầu tiên năm 2005 tại New York đã thành công rất mỹ mãn khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số tiền lên tới 4.5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD với lãi suất 7.125%/năm. Đợt thứ 2 vào năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng rất thành công. Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn ở mức trên dưới 10%. Mức tăng trưởng này lớn gấp nhiều lần so với nhiều cường quốc kinh tế. Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế.
Qua năm 2011, dấu hiệu lạm phát cao quay trở lại khiến cho các nhà điều hành kinh tế phải do dự khi lập dự toán thu – chi ngân sách. Với định hướng kiềm chế lạm phát, Quốc hội đã phê chuẩn mức bội chi ngân sách so với GDP của năm 2011 giảm xuống còn 5.3%.
Nhận xét về ưu nhược điểm của cân đối NSNN Việt Nam giai đoạn 2001-2010 2.2.1 Ưu điểm:
Hệ thống pháp luật về ngân sách được ban hành, sửa đổi và ngày càng hoàn thiện hơn, các nguyên tắc cân đối ngân sách được xác định minh bạch, rõ ràng hơn.
Hệ thống thuế quan tương đối đầy đủ, hợp lý, là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Các mức thuế suất được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, với các cam kết quốc tế, tỷ lệ động viên từ thuế, phí, lệ phí ổn định và ngày càng tăng giúp cho nguồn thu ổn định và có tích lũy cho những năm sau. Đã thực hiện cải cách thuế bước 1, bước 2, bước 3.
Chi ngân sách được tập trung phần lớn vào chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chi chi giáo dục và sự nghiệp, dần dần các khoản chi cần thiết được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của kinh tế xã hội trong từng giai đoạn.
Mức thu – chi ngân sách được tính toán hợp lý, đảm bảo yêu cầu bội chi ngân sách phần lớn xoay quanh mốc 5% so với GDP, nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài ở mức kiểm soát được, đảm bảo cân đối kinh tế vĩ mô, giúp kinh tế tăng trưởng vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.
Trao tính chủ động cho các địa phương trong việc quản lý ngân sách bằng cách phân cấp, phân quyền đối với việc xác định dự toán, cơ cấu thu chi, vay nợ cho ngân sách địa phương để thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao.
2.2.2 Nhược điểm:
Cơ cấu các khoản thu trong ngân sách chưa cân bằng, tỷ lệ thu nội địa chỉ chiếm trên dưới 50%, đặc biệt là thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu chiếm khoảng 30%. Dầu thô tuy mang lại nguồn thu lớn nhưng không bền vững vì nó còn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, trong khi các loại thuế xuất nhập khẩu ngày càng bị cắt giảm theo lộ trình
đã cam kết, nếu trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục kỳ vọng vào nguồn thu từ dầu thô thì rất dễ làm cho ngân sách mất cân đối do giá dầu biến động thất thường, chưa kể dầu thô cũng chỉ là một nguồn tài nguyên có giới hạn.
Việc lập dự toán ngân sách hàng năm còn thiếu tầm nhìn xác định thứ tự ưu tiên khi tiến hành chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trở nên trung và dài hạn do các khoản thu – chi ngân sách được tính toán trong ngắn hạn, khó lường trước những yếu tố bất ngờ là các nhu cầu chi tiêu khi thay đổi chính sách phát triển kinh tế cũng như chưa cóa sự phối hợp cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng tính kỷ luật tài khóa ít khi được thực hiện nghiêm túc do việc khó khăn, kết quả của việc này là có nhiều công trình đầu tư tràn lan, khai thác không hiệu quả.
Ngân sách được soạn lập theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến kiểm soát chất lượng đầu ra cũng như tác động của chúng đến việc thực hiện các mục tiêu của ngành hay của quốc gia. Trong khi khả năng nguồn thu có hạn mà nhu cầu chi quá lớn, nên tình trạng lập dự toán chi NSĐP luôn có xu hướng lớn hơn lập dự toán thu. Vì lý do này mà đa số các tỉnh/thành ở nước ta bị thụ động trong cân đối ngân sách, hàng năm các tỉnh/thành này đều nhận được chi hỗ trợ ngược lại từ NSTW.
Những hạn chế trong cơ chế phân cấp quản lý NSNN đã ảnh hưởng mạnh tới tính cân đối bền vững của NSNN. Đi đôi với việc đẩy mạnh chính sách phi tập trung hóa, phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong quản lý và cân đối ngân sách luôn đòi hỏi nâng cao khả năng quản lý của địa phương. Thế nhưng, ở nhiều địa phương năng lực quản lý và trách nhiệm giải trình của chính quyền , khả năng kiểm soát của Hội đồng nhân dân còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ Luật NSNN qui định.
Phạm vi NSNN thiếu toàn diện, không phản ánh đúng quy mô nguồn lực trong cân đối ngân sách. Cách xác định phạm vi NSNN hiện nay của Việt Nam chưa đảm bảo được tính toàn diện và đầy đủ của NSNN. NSNN chưa bao phủ toàn bộ chi tiêu của Chính