V N: iệt Nam
3.2 Kiến nghị về cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015
Để đáp ứng được vấn đề chi NSNN trong khi thu NSNN có hạn thì Việt Nam cần chú trọng một số vấn đề trong thời gian tới như:
Về thu:
- Đảm bảo duy trì mức động viên ngân sách hợp lý. Trên cơ sở xác định mức độ động viên phù hợp, thực hiện cải cách cơ cấu hệ thống chính sách thuế theo định hướng đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu của ba loại thuế cơ bản: thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản (chủ yếu là thuế nhà đất). Trong đó, cần hướng tới việc gia tăng từng bước tỷ trọng các nguồn thu từ thuế TNCN và từ thuế nhà và đất. - Thực hiện cải cách thuế theo hướng đảm bảo công bằng và xem xét lại mức thuế
suất của một số mặt hàng cũng như những trường hợp miễn giảm thuế.
- Nâng cao hiệu quả chính sách thuế đới với tài nguyên, đất đai. Bởi đây là những nguồn tài nguyên có hạn, nếu không có sự hạn chế cũng như có mức thuế phù hợp có thể dẫn đến những trường hợp khai thác trần lan, bất hợp pháp làm giảm nhanh chóng nguồn tài nguyên.
- Cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế cũng như giảm được chi phí trong ngành thuế.
Về chi:
- Cần có những dự báo kinh tế chi tiết hơn về sự phát triển kinh tế trong tương lai nhằm đưa ra một cơ cấu chi trong từng năm hợp lý nhất. Như nên đưa một số đầu tư công vào lĩnh vực tư nhân để cả nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư cũng như góp phần kích thích kinh tế phát triển.
- Vẫn ưu tiên những khoản chi đầu tư phát triển và chi phát triển con người, an sinh xã hội. Tuy nhiên, cần xem xét lại những dự án đầu tư chặt chẽ nhằm phát hiện sớm nhất những dự án không khả thi, không hiệu quả tránh tình trạng chiếm dụng vốn của NSNN.
- Cần minh bạch hơn nữa trong vấn đề thu chi cũng như quản lý NSNN trong thời gian tới. Đồng thời có những biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm tránh thất thoát nguồn thu.
- Nên đưa những khoản giảm thu từ thuế TNCN về chi tiêu thường xuyên trong cơ cấu chi để giảm tình trạng gian lận nhằm tăng thu cũng như số chi được chính xác hơn.