V N: iệt Nam
3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015
3.1.1 Định hướng thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015:
Thu NSNN được hình thành từ 2 nguồn thu chính là từ thuế, chi phí, lệ phí và thu từ tài sản. Tuy nhiên, hiện nay chiếm 90% trong cơ cấu thu NSNN là từ thuế, do vậy để có được một nguồn thu ổn định thì Việt Nam phải xây dựng cho mình một cơ cấu thuế hợp lý, phù hợp với tiềm lực kinh tế xã hội của quốc gia. Và chính cơ cấu này cũng sẽ tác động ngược trở lại kinh tế, xã hội của đất nước. Qua cải cách thuế bước 1, bước 2, bước 3 hệ thống thuế Việt Nam đã dần tạo ra được nguồn thu hợp lý cho NSNN vừa đảm bảo nguồn thu vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển.
Định hướng của Việt Nam trong thời gian tới và cụ thể là trong giai đoạn 2011 – 2015 xác định thuế thu nhập cá nhân và các nguồn thu nội địa mới chính là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Do vậy, việc đầu tiên mà Việt Nam cần làm là làm như thế nào để từng công dân Việt Nam đều biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công cuộc xây dựng đất nước. Từ đó nâng tỷ lệ thu NSNN từ thuế Thu nhập cá nhân đến năm 2015 đạt 12% chứ không như
những năm trước đây, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 5%. Đây cũng là nguồn thu hợp lý được nhiều nước lựa chọn là một trong những nguồn chính của NSNN. Ngoài ra, Chính phủ và quốc hội trong những phiên họp thường niên cũng đã xác định giảm thu NSNN từ các loại thuế như:
+ Đối với thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt Việt Nam xác định đây không còn là nguồn thu chủ yếu trong NSNN như những năm trước đây (nguồn thu này chiếm xấp xỉ
20% thu NSNN). Bởi sau gia nhập WTO chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng có
lợi đối với các nước tham gia WTO nên một số mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ được miễn giảm thuế, dẫn đến giảm thu. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn để chúng ta không còn dựa vào thu từ XNK, Thuế TTĐB để làm nguồn thu chính của NSNN là do nguồn thu này không ổn định, nó phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và hiện nay nhà nước Việt Nam vẫn còn bảo hộ hàng hóa trong nước.
+ Thu từ dầu thô hàng năm chiếm khoảng 25% thu NSNN, tuy nhiên trong thời gian tới khoản thu này sẽ giảm xuống do nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam không phải là vô tận và nó phụ thuộc vào giá dầu thế giới.
+ Thu từ nhà đất cũng sẽ giảm xuống do quỹ đất ngày càng hạn hẹp do thu hồi để đầu tư các khu Công nghiệp và trong thu hồi đất đai còn phải đền bù để xây dựng các công trình công cộng.
Do vậy, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 11 cũng đã dưa ra chỉ tiêu thu NSNN trên GDP trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ giảm dần, cụ thể năm 2011 thu NSNN chiếm 26% GDP và dần giảm xuống còn 22% GDP vào năm 2015.
Dự toán kế hoạch Thu Ngân sách nhà nước năm 2011:
Để góp phần tăng tính ổn định và bền vững của Ngân sách nhà nước, vừa qua Bộ Tài chính đã công bố kèm quyết định 3212/QĐ-BTC ngày 08/12/22010 với dự toán thu NSNN năm 2011 là 595,000 tỷ đồng tương đương 26.2% GDP; tính cả 10,000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2010 sang năm 2011 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 605,000 tỷ đồng. Như vậy, thu NSNN năm 2011 tăng 12.7% so với năm 2010. Theo đó dự kiến thu như sau:
+ Thu nội địa: Tổng thu 382,000 tăng 19.3% so với năm 2010. Trong đó, dự toán thu từ khu vực kinh tế quốc doanh tăng 19.9%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19.8%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22.2%; thu thuế thu nhập cá nhân tăng 23.7% so với ước thực hiện năm 2010.
+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Với kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 10% so với ước thực hiện năm 2010, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, trong năm nay dự kiến sẽ thực hiện cắt giảm nhiều dòng thuế để thực hiện các cam kết quốc tế, làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng trên 2,000 tỷ đồng; đồng thời tiếp tục sử dụng linh hoạt công cụ thuế để hạn chế nhập siêu (nhất là các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu), hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Dự toán thu năm 2011 cũng đã tính tới yếu tố đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ đọng, cải cách hành chính, thủ tục hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và trốn thuế. Như vậy, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 từ hoạt động xuất nhập khẩu là 180,700 tỷ đồng, tăng 12.4% so với ước thực hiện năm 2010, trong đó thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu là 80,400 tỷ đồng, tăng 12%; dự toán thu từ thuế GTGT hàng nhập khẩu là 100,300 tỷ đồng, tăng 12.7% so với ước thực hiện năm 2010. Sau khi trừ đi số chi hoàn thuế theo chế độ năm 2011 dự kiến là 42,000 tỷ đồng, thì dự toán thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 là 138,700 tỷ đồng, tăng 14% so với ước thực hiện năm 2010.
+ Thu từ dầu thô: dự kiến đạt 69,300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng đạt 14.02 triệu tấn, giá bình quân đạt 77 USD/thùng.
(Xem chi tiết các khoản thu NSNN tại phụ lục 01)
3.1.2 Định hướng Chi NSNN giai đoạn 2011 – 2015:
Đối với các khoản chi NSNN trong giai đoạn 2011 - 2015 Việt Nam cũng định hướng ưu tiên các khoản chi cho Giáo dục đào tạo, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phổ cập giáo dục, chăm lo đời sống của bà con dân tộc là chủ yếu. Cân đối và có định hướng rõ ràng đối với các khoản chi đầu tư phát triển, cắt giảm những đầu tư công không hiệu quả, bỏ những dự án không cần thiết, chấm dứt hiện trạng đầu tư dàn trải, phân tán. Tuy nhiên, nhà nước phải quan tâm đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống,…và các công trình
kinh tế mũi nhọn nhằm xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng đã xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả. Riêng đối với chi cho các đơn vị nhà nước có nguồn thu thì Chính phủ, Bộ tài chính cũng đã ra các văn bản pháp lý khoán kinh phí cho những đơn vị này, lấy thu bù chi như nghị định số 43/2006/NĐ/CP ngày 25/04/2006 của chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thự hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nhằm tạo tính chủ động để các đơn vị cân đối thu chi của mình cho hợp lý.
Dự toán Chi NSNN năm 2011:
Bên cạnh kế hoạch thu NSNN năm 2011, Bộ tài chính cũng đã lên dự toán chi NSNN rõ ràng và được công bố theo nghị định 3212/QĐ-BTC ngày 08/12/2010. Theo đó, năm nay dự kiến chi NSNN khoảng 725,600 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
+ Về chi thường xuyên, trong năm 2011 chi khoảng 442,100 tỷ đồng, tăng 18.1% so với dự toán năm 2010, chiếm 60.9% tổng chi ngân sách Nhà nước.
+ Riêng chi đầu tư phát triển chiếm 152,000 tỷ đồng, tăng 21.1% (26.500 tỷ đồng) so dự toán năm 2010, chiếm 20,9% tổng chi ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
+ Đối với chi trả nợ, viện trợ trong năm 2011, dự kiến 86,000 tỷ đồng, tăng 22.4% so dự toán năm 2010, chiếm 11.9% tổng chi ngân sách Nhà nước để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn.
+ Chi trợ giá các mặt hàng chính sách là 1,660 tỷ đồng, tăng 35.6% so dự toán năm 2010. Chi lương hưu và đảm bảo xã hội là 74,500 tỷ đồng, tăng 9.9% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp kinh tế là 42,540 tỷ đồng, tăng 58.3% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường là 7,250 tỷ đồng, tăng 16.4% so dự toán năm 2010, chiếm 1% tổng chi ngân sách Nhà nước. Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 110,130 tỷ đồng, tăng 13.9% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp y tế là 43,200 tỷ đồng, tăng 30.9% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ là 6,430 tỷ đồng, tăng 24.4% so dự toán năm 2010...
3.1.3 Định hướng cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015:
Hiện trạng cân đối thu chi của nước ta trong những năm qua vẫn thường là bội chi với tỷ lệ khoảng từ 5%-7% GDP hàng năm. Do vậy việc giảm bội chi, tăng thu NSNN là vấn đề cấp thiết ảnh hướng đến an ninh tài chính quốc gia. Định hướng những năm tới tỷ lệ bội chi của Việt Nam sẽ dưới 5% GDP, đây là chỉ số được Việt Nam đánh giá là an toàn đối với tài chính quốc gia. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế thì chỉ số này nên ở mức từ 1.5 – 2% GDP.
Năm 2011, ước đoán bội chi NSNN khoảng 120,600 tỷ đồng. Đề bù đắp phần bội chi này, chính phủ và quốc hội dự kiến vay trong nước 92,600 tỷ đồng và vay từ nước ngoài khoảng 28,000 tỷ đồng và phần bội chi này sẽ dành cho chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Như vậy, ước tính bội chi năm nay là 5.3% GDP, đây là một trong những mục tiêu lớn mà chính phủ đã đề ra. Bên cạnh đó Chính phủ, UB Tài chính – ngân sách cũng yêu cầu thực thi chính sách tài khoá thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thu, chi NSNN và đề ra 08 biện pháp trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu giảm bội chi như sau:
+ Xây dựng chiến lược quản lý nợ công đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2011.
+ Tăng cường công tác thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ theo luật đinh. Trong trường hợp thu NSNN tăng hơn dự kiến ban đầu thì được sử dụng ít nhất 30% để giảm bội chi NSNN.
+ Quản lý chặt chẽ chi NSNN, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế chi ngoài dự toán, chi vượt thẩm quyền, chi sai quy định của Luật NSNN và các nghị quyết của Quốc Hội.
+ Xác định rõ đối tượng ưu tiên đầu tư, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, cấp bách hoàn thành trong năm 2011 – 2012.
+ Thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu, thực hiện chế độ phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên ngành giáo dục nhằm đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên.
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các loại hình sự nghiệp và tăng cường quản lý đối với các dịch vụ công đã xã hội hóa.
+ Quốc hội chấp thuận phát hành thêm 45,000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ để tiếp tục thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi và kiên cố hoá kết hợp chuẩn hóa trường lớp học, thực hiện đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn và xây dựng ký túc xá sinh viên,... .
+ Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước, vay về cho vay lại, bảo lãnh vay của Chính phủ, các khoản chi từ các quỹ tài chính Nhà nước, các khoản vay, tạm ứng của các Bộ, chính quyền địa phương. Khắc phục tình trạng tạm ứng vốn quá lớn, thời gian tạm ứng vốn quá dài hoặc không quy định cụ thể thời gian phải hoàn trả, nhất là đối với các khoản tạm ứng ngân sách năm sau. Quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, kể cả các khoản vay trong và ngoài nước, bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhận xét về định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 Ưu điểm:
- Đối với thu: đã xác định được nguồn thu hợp lý và cơ cấu nguồn thu phù hợp trong tương lai khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Nhà nước cũng đã xây dựng kế hoạch thu hồi nợ công trong những năm tới giúp phần nào tăng nguồn thu cho NSNN.
- Đối với chi: Do Việt Nam là một nước đang phát triển nên cơ cấu chi với tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng cao là hợp lý.
Nhược điểm:
- Văn bản pháp lý liên quan vẫn còn những kẻ hở để kẻ gian lợi dụng nên hay xảy ra các trường hợp tham nhũng, chiếm đoạt của công làm giảm thu hoặc tăng chi cho nhà nước.
- Chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao là hợp lý tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải