Hoàn thiện môi trường đầu tư:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây.docx (Trang 50 - 54)

III. Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây.

3. Hoàn thiện môi trường đầu tư:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi thường, GPMB, xây dựng CSHT, tạo mặt bằng sạch để chủ động thu hút đầu tư

+ Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số tồn tại về GPMB đối với các dự án đầu tư đã cấp phép để làm yên lòng các nhà đầu tư đã vào Hà Tây qua đó gián tiếp gửi đến các nhà đầu tư đang vào Hà Tây những tín hiệu bảo đảm tích cực.

+ Đẩy nhanh hoàn thành công tác bồi thường GPMB và xây dựng CSHT tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, cấp phép đầu tư để nhanh chóng giải quyết tình trạng khan hiếm mặt bằng, tạo quỹ mặt bằng sạch sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư đến từ Đài Loan, Nhật Bản...

+ Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm, điểm công nghiệp về: đường, điện, nước…tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư.

- Cải cách hành chính:

+ Tiếp tục kiện toàn, củng cố các cơ quan có liên quan tới các lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, đầu tư, … cả về tổ chức và cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thu hút đầu tư trong giai đoạn mới. Rà soát, tăng cường bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có năng lực, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học, đảm bảo phẩm chất, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư mà trước hết là tại các ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Phòng kinh tế hạ tầng, các Ban quản lý dự án…

+ Tăng cường cải tiến, đơn giản hoá, giảm các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và công dân; tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” và “một cửa” đối với việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp, trong việc xem xét, tiếp nhận các dự án đầu tư, giao đất, cấp phép xây dựng và các công việc có liên quan khác; xúc tiến nghiên cứu nhân rộng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” áp dụng với các thủ tục liên quan đến đất đai và các thủ tục ở cấp huyện.

+ Cải tiến quy trình, thời gian, thủ tục về đền bù GPMB, thu hồi đất giao cho doanh nghiệp.

+ Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tập huấn kịp thời làm cho toàn thể cán bộ, công chức, đặc biệt là lực lượng thuộc các cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các công việc của doanh nghiệp luôn nắm vững và thực thi tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan của Nhà nước.

+ Thực hiện triệt để cơ chế “một cửa” “một của liên thông”, “một đầu mối” để giảm thiểu đến mức tối đa tệ nhũng nhiễu, quan liêu gây phiền hà cho tổ chức, công dân khi giải quyết công việc có liên quan.

- Ổn định kinh tế, chính trị, xã hội: sự ổ định về kinh tế, chính trị, xã hội là yêu cầu trước hết để các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, có thể dự kiến và thực thi các dự án đầu tư dài hạn, giảm bớt rủi ro trong quá trình đầu tư. Sự ổn định về kinh tế liên quan đặc biệt đến sự ổn định của tiền tệ, sự đúng đắn của các định hướng chiến lược phát triển dài hạn của cả nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng. Môi trường đầu tư được hệ thống luật pháp và chính sách của nhà nước và Tỉnh đảm bảo. Hệ thống luật pháp trước hết là luật đầu tư công bằng, hợp lý và được đảm bảo thực thi trong thực tiễn đối với mọi thành phần kinh tế. Tạo dựng một nền kinh tế thị trường, với những quy luật vốn có phát huy tác dụng tích cực của cơ chế thị trường. Nhờ đó các nguồn vốn đầu tư được huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường, đến quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách và khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho hoạt động của nền kinh tế, đến việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

- Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh:

+Đối với các CCN, ĐCN TTCN làng nghề có cơ chế, chính sách chung như sau: Ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các CCN, ĐCN TTCN

qui định chung về Sở Kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh, trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Sở Tài chính cân đối báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

+ Đối với các CCN: Về chính sách hỗ trợ đầu tư, ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ lãi suất vốn vay tín dụng cho chủ đầu tư là doanh nghiệp để bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư CCN trong thời gian xây dựng; về cơ chế xây dựng, đối với các CCN tại các huyện có nhiều khó khăn được thực hiện như sau: Trường hợp sau khi qui hoạch chi tiết CCN được phê duyệt theo quy định mà chưa có hoặc không có nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, nhưng lại có nhà đầu tư thứ phát xin đầu tư các dự án cụ thể, thì cho phép tiến hành thu hồi đất, bồi thường, GPMB và giao đất cho từng dự án của các nhà đầu tư thứ phát để tự san lấp và xây dựng công trình theo dự án và quy hoạch chi tiết của CCN đã được phê duyệt; chi phí xây dựng hạ tầng chung cho toàn bộ CCN sẽ được thỏa thuận với các nhà đầu tư dự án thứ phát theo phương thức phân bổ chi phí thực tế sau khi hoàn thành xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng.

+ Đối với các ĐCN TTCN làng nghề do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ kinh phí có liên quan đến đo đạc lập bản đồ địa chính, lập dự án đầu tư xây dựng các ĐCN TTCN làng nghề. Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ lãi suất vốn vay tín dụng để bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư và xây dựng các công trình hạ tầng trong ĐCN TTCN làng nghề trong thời gian xây dựng. Các hộ sản xuất tại các ĐCN TTCN làng nghề được tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn của các tổ chức tín dụng...

+ Ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (trừ công trình thuộc chuyên ngành Điện, Bưu điện) đến hàng rào các CCN, ĐCN TTCN làng nghề. Đối với các dự án sản xuất, chế biến nông sản phải

đường giao thông chính, công trình thủy lợi đầu mối theo dự án được phê duyệt. Ngoài ra, còn nhiều nội dung liên quan đến đơn giá thuê đất, thời hạn thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí đào tạo lao động, hỗ trợ xúc tiến đầu tư... được thể hiện cụ thể trong Quyết định số 1854/2005/QĐ-

UBND tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các CCN, ĐCN TTCN làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây.docx (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w