Huy động vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây.docx (Trang 57 - 60)

III. Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây.

6. Huy động vốn nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của của nước tiếp nhận. Các dự án đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi dần đời sống sản xuất, kinh doanh của địa phương, có tác dụng kích thích sản xuất của các thành phần kinh tế khác phát triển. FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho sự phát triển kinh tế xã hội do tích lũy vốn nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển

Bên cạnh đó, vốn đầu tư nước ngoài còn tác động tích cực đến thị trường tài chính của nước nhận đầu tư, thúc đẩy sự hình thành các định chế, thể chế tài chính mới như Ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường công nghệ... để thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh phát triển.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, nâng cao năng lực xúât khẩu mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác. Đó là hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ. Kim ngạch xuất khẩu khu vực này tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Đối với Việt Nam, năm 1997, xuất khẩu đạt 1,79 tỷ Usd, năm 1998 tăng 10% so với năm trước, năm 1999 tăng 30% và năm 2000 ước tăng khoảng 28%. Ước tính giai đoạn 1996-2000 kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt trên 10,5 tỷ USD.

Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt Nam, sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể, chẳng hạn như giày dép chiếm 42%, dệt may chiếm 25% và hàng điện tử, linh kiện, máy vi tính chiếm 84%.

Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ôtô, máy biến thế 250-1.000 Kva, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, máy thu băng, đầu video, nguyên liệu nhựa, sợi Pe và Pes; chiếm 50% sản lượng vải; 45% sản phẩm may và 35% về giày dép.

dễ nhận thấy ưu điểm của vốn đầu tư nước ngoài, đó là giúp các nước nhận dầu tư tránh được nợ nước ngoài, và không phải chịu những ràng buộc về mặt chính trị, xã hội, đồng thời vẫn tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhất là các ngành dịch vụ hỗ trợ, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

Đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tiếp thu được các kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới. Khi thực hiện đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển vốn dưới dạng tiền mà còn chuyển vốn dưới dạng vật thể( thiết bị, máy móc...) và phi vật thể( bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý...), cùng với sự tham gia của các chuyên gia. Điều này giúp cho người lao động ở nước nhận đầu tư học tập được các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thực hành hiệu quả, tiếp cận gần hơn với nền kinh tế tri thức hiện nay.

Cũng qua đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới được nhập vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện tử, tin học, sản xuất ôtô, sợi vải cao cấp... Các doanh nghiệp này cũng đã đem lại những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh doanh hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Nhờ học tập và áp dụng được công nghệ, kinh nghiệm của các nước đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tối ưu hoá các cơ hội sản xuất kinh doanh, thâm nhập được vào thị trường quốc tế. Từ đó mở rộng quan hệ quốc tế với các

nước trong khu vực và thế giới, tìm kiếm các cơ hội để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước.

Đầu tư nước ngoài góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Đầu tư nước ngoài thâm nhập vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo nên một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tại các nước nhận vốn đầu tư. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần tăng khoản thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây.docx (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w