nhưng lại là năm có hiệu quả kinh doanh không cao bằng so với năm 2006 và 2008. Điều này đặt ra vấn đề về khả năng hoạt động của ngân hàng, ngân hàng cần phải đặt kế hoạch và thực hiện quản lý nguồn chi phí, doanh thu cho dịch vụ thẻ tốt hơn nữa. Mặc dù tình hình này đã có chuyển biến tốt hơn vào năm 2008 nhưng đây là vấn đề không thể xem thường. Vì thực tế thời gian tới, với sự cạnh tranh thị phần thẻ gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong cùng địa bàn, tình hình kinh tế thế giới đang gặp khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế cả nước và trong địa bàn thành phố chậm lại so với thời kỳ 2005 - 2007 thì việc phát triển thị phần, gia tăng nguồn thu từ dịch vụ thẻ sẽ càng thêm khó khăn hơn.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG
Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ một kết quả nào đạt được cũng bị chi phối bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong. Hoạt động thẻ tại ngân hàng cũng không nằm ngoài sự chi phối đó. Do đó, để nhìn nhận lại đúng đắn kết quả kinh doanh thẻ, chúng ta cần phân tích kỹ đâu chính là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả và tầm ảnh hưởng của nhân tố đó đến đâu. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẻ bao gồm nhóm nhân tố từ môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Đầu tiên, ta sẽ phân tích nhân tố xuất phát từ môi trường vĩ mô.
4.2.1 Môi trường vĩ mô
4.2.1.1 Kinh tế - chính trị - pháp luật
Việt Nam là một quốc gia Đông nam Á vốn được xem có nền chính trị ổn định trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt bình quân 7%/năm dù trong năm 2008 nền kinh tế nước ta có lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng chậm lại (6,23%) do bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, tình trạng thất nghiệp diễn ra nhiều. Còn thành phố Cần Thơ với vai trò là trung tâm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại- dịch vụ, du lịch. Vì vậy không có gì khó hiểu khi đây là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ thẻ thời gian qua và trong những năm trước mắt đối với ngân hàng ta nói riêng và đối với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nói chung.
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ Trong vài năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2007. Theo Tạp chí ngân hàng, hiện tại tỷ trọng thanh toán bằng thẻ ở nước ta chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Đáp ứng theo yêu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đưa vào triển khai từ đầu năm 2008). Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV.
- Đồng thời, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đã được phê duyệt tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, đảm bảo phát triển hệ thống thanh toán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và hạ tầng kỹ thuật công nghệ, hoàn thiện hệ thống thanh toán lõi của Ngân hàng Nhà nước, huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
- Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, cấp mã Pin cho tổ chức phát hành.
- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án không dùng tiền mặt, Ban hành chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương qua ngân sách nhà nước.
Tất cả các quyết định, chỉ thị của Nhà nước ban hành đều tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, cở sở pháp lý cho hoạt động thẻ ngân hàng phát triển tuy chúng chưa đạt ở tầm chặt chẽ, chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ khi xảy ra rủi ro, tranh chấp vi phạm trong hoạt động thanh tón thẻ ở Việt nam. Cho nên, đây cũng là một nhân tố thuận lợi và vừa bất lợi cho dịch vụ thẻ của ngân hàng trong tương lai.
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
4.2.1.2 Văn hóa
Khi nhắc đến nhân tố văn hóa gắn liền với ngành ngân hàng và với hoạt động thẻ thì không thể không nhắc tới thói quen dùng tiền mặt và thói quen chưa thiết tha sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngành vào trong đời sống của người dân.
Việt Nam có sự độc lập về chính trị trễ hơn nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á khác nên thói quen không dùng tiền mặt, thanh toán bằng cách sử dụng các sản phẩm tiện ích hiện đại của ngân hàng thương mại chưa được phổ biến đến số đông đại bộ phận dân cư, thói quen không dùng tiền mặt còn đi sau, đi muộn so với các quốc gia khác trên thế giới. Vì thực tế, dịch vụ thanh toán qua thẻ ngân hàng chỉ mới được phát triển thực sự mấy năm trở lại đây. Chính vì lẽ đó mà thanh toán không dùng tiền mặt chỉ mới được phát triển trong số ít dân số là tri thức, sinh viên, những người bắt buộc phải giao dịch thẻ (chẳng hạn là công nhân viên chức thực hiện trả lương qua tài khoản theo nghị định của chính phủ). Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ còn thấp so với tiềm năng thị trường, theo nhiều chuyên gia ngân hàng là do tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó, ở nhiều nước số lượng thẻ thanh toán có khi bằng cả dân số, mỗi năm có nước như Thái Lan phát hành thêm được hàng triệu thẻ. Theo báo Sài Gòn Giải Phóng và theo các chuyên gia tài chính ước tính, số lượng người dân sử dụng thẻ ở các nước trong khu vực cao hơn rất nhiều so với Việt Nam: Singapore chiếm 68,5%; Thái Lan chiếm 10,6%; Malaysia có gần 25 triệu dân nhưng đã có tới 5 triệu thẻ với doanh số 8 tỷ USD năm 2007; Hồng Kông (Trung Quốc) chỉ có 5 triệu dân nhưng có gần 9 triệu thẻ với doanh thu 26 tỷ USD...
Con số thẻ thanh toán được phát hành theo thống kê ở Việt Nam rõ ràng cho thấy thị trường Việt Nam còn ở mức độ sơ khai. Nhưng ngược lại cũng có nghĩa nước ta là một thị trường đầy tiềm năng cho thẻ thanh toán. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo thị trường tiêu thụ ở nước ta. Hệ thống siêu thị mọc lên liên tục thay thế cho các ngôi chợ truyền thống, cửa hiệu tạp hoá nhỏ lẻ quen thuộc; các shop thời trang với các nhãn hiệu cao cấp trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều hơn… Tất cả
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ những biến chuyển đó cùng với đời sống kinh tế và thu nhập ngày càng cải thiện đã kéo theo sự “nâng cấp” nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
4.2.1.3 Công nghệ thông tin
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số phát triển vượt bậc, công nghệ ngành ngân hàng cũng phát triển với tốc độ tương ứng. Đây là điều kiện tốt tạo cho các ngân hàng một công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong việc quản lý, thực hiện thanh toán các giao dịch, bảo mật thông tin khách hàng... Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không nhắc tới sự phát triển song song của công nghệ thông tin làm ứng dụng cho ngành ngân hàng và sự bùng nổ của gian lận thông tin (do tin tặc xâm nhập mạng máy tính chủ của ngân hàng ăn cắp thông tin khách hàng, tình trạng gian lận thẻ giả ngày càng tinh vi…) đem ngân hàng đến những khó khăn như: mất lòng tin khách hàng, giảm doanh thu…
4.2.1.4 Dân số
Theo thống kê sơ bộ thì thành phố Cần Thơ có khoảng 1,1 triệu dân, là thành phố có cơ cấu dân số trẻ, dân số sống ở thành thị chiếm hơn 50% dân số trong vùng. Với lượng dân số đông như hiện nay và lượng đối tượng có tiềm năng để phát triển dịch vụ thẻ còn nhiều. Nhất là phải kể đến Cần Thơ có các khu công nghiệp nổi tiếng và lâu đời (khu công nghiệp Trà Nóc), các nhà máy chế biến lương thực, xuất khẩu thủy hải sản tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, lao động làm việc cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Đó là chưa kể đến các khu công nghiệp mới đang được hình thành, xây dựng trong thành phố sẽ tạo nên nguồn cầu thẻ thanh toán lớn đối với các ngân hàng, là cơ hội lớn để chi nhánh mở rộng hoạt động thanh toán thẻ ở tương lai.
Hòa nhịp với sự tăng trưởng chung của cả nước thì những năm qua, thành phố cũng đã đạt được sự tăng trưởng khá (bình quân mỗi năm tăng trưởng kinh tế đạt hơn 16%), góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả vùng và cả nước và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Lượng lao động trẻ dồi dào, thu nhập của người dân ngày một tăng lên, mật độ dân số sống ở thành thị chiếm tỷ lệ cao (hơn 50%) sẽ là một nhân tố vô cùng thuận lợi cho ngân hàng phát triển thanh toán thẻ.
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
4.2.1.5 Điều kiện tự nhiên
Với thế mạnh về vị trí địa lý, Cần Thơ là trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều công trình dự án lớn thu hút lượng vốn đầu tư cao và dân cư đến làm ăn sinh sống mua bán làm nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán cao, nhờ những ưu điểm của nó (như việc không cần vận chuyển lượng tiền mặt lớn mà tiền chỉ gửi trong tài khoản khi cần sử dụng người dân chỉ việc rút theo nhu cầu, việc giao dịch trao đổi mua bán bằng chuyển khoản nhanh chóng và thuận lợi làm rút ngắn thời gian bận, tiết kiệm chi phí đi lại…)
4.2.1.6 Môi trường quốc tế
Từ khi Việt Nam ký kết tham gia tổ chức thương mại thế giới là khi mà các ngân hàng thương mại nước ta bước ra một sân chơi mới, môi trường mới với đầy những cơ hội và thách thức mới.
- Gia nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng trong việc tiếp cận trình độ công nghệ mới đang thay đổi từng ngày, ứng dụng vào trong các sản phẩm, hoạt động dịch vụ cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại mà không bị giới hạn rào cản chính trị, quốc gia như trước kia. Nhất là đối với thẻ thanh toán, rất cần có công nghệ cao và các ngân hàng có tham gia thị trường thẻ cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm công tác quản lý, tổ chức phát triển của các ngân hàng nước ngoài. Vì dầu sao đây cũng là lĩnh vực dịch vụ mới, chưa phát triển theo đúng tầm của thế giới. Đồng thời, khi hội nhập đòi hỏi phải thay đổi thói quen cũ, sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn mới mẻ với Việt Nam nhưng đã được phát triển từ lâu trên thế giới. Mặt khác, ngân hàng cũng có thể có nhiều cơ hội hơn trong mở rộng thị phần, phát triển thị trường ra thế giới.
- Gia nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng phải đối mặt với một môi trường đầy phức tạp, rủi ro hơn nhiều do nền kinh tế nước ta cũng bị tác động bởi những chuyển biến của kinh tế thế giới. Nhất là nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng suy thoái như hiện nay thì đó chính là một thách thức không nhỏ cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta.
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
4.2.2 Môi trường tác nghiệp
4.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ tham gia dịch vụ thẻ từ năm 2003, nằm trong tốp tiên phong phát triển loại hình này trong địa bàn. Nhưng từ khi bắt đầu triển khai đến nay, ngân hàng đã phải gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh thị trường. Đến nay, cả nước đã có 37 ngân hàng tham gia phát triển thanh toán thẻ và trên địa bàn đã có 40 ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động, thành phố Cần Thơ là địa bàn nằm trong nhóm có số lượng ngân hàng thương mại hoạt động nhiều nhất cả nước. Trong đó điển hình hơn 15 ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Như thế, nếu tính trên địa bàn thành phố Cần Thơ và với lượng dân số hơn 1,1 triệu người, dân số thành thị chiếm hơn 50% dân số thì tất cả tạo nên một thị trường cạnh tranh vô cùng khó khăn không riêng gì đối với bản thân ngân hàng. Đó là chưa kể đến các tổ chức tài chính, công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện trong nước, ngoài nước tham gia tạo thêm áp lực lớn trong cạnh tranh, mở rộng thị phần.
Quy mô của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của ngân hàng lớn nhỏ cũng là thách thức cho hướng hoạt động sắp tới của ngân hàng. Có ngân hàng quốc doanh với giá trị tổng tài sản tương đương, thị phần thẻ nắm giữ lớn, có ngân hàng nước ngoài vốn đã có kinh nghiệm trong hoạt động thẻ cùng với nguồn lực tài chính mạnh, chắc chắn làm gia tăng áp lực cho ngân hàng trong các đối sách nhắm vào đối thủ. Trong đó tính riêng trên địa bàn Cần Thơ thì đáng kể nhất là những ngân hàng có thương hiệu hàng đầu như Vietcombank, Đông Á, BIDV, Incombank, techcombank…và cũng là những đối thủ lớn của ngân hàng trong lĩnh vực thẻ.
Các sản phẩm thẻ thanh toán của các ngân hàng khác có nhiều chức năng và tiện ích hơn, các dòng sản phẩm thẻ thanh toán ra đời lần lượt đều hướng đến sự thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và có độ bảo mật cao. Điển hình là sản phẩm thẻ của Vietcombank và thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á. Hiện Vietcombank đang phát hành hơn 6 loại thẻ và có thế mạnh trong lĩnh vực thẻ lâu đời hơn. Một điển hình khác, Đông Á đã liên kết với VISA tung ra thị trường thẻ thanh toán mới. Với sản phẩm này, khách hàng chỉ cần có thu nhập từ 4 triệu
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ đồng/tháng trở lên sẽ được cấp thẻ với hạn mức chi tiêu lên đến 150 triệu đồng và hưởng lãi suất 0% trong vòng 45 ngày đối với các khoản chi tiêu.
Mặt khác, điểm mạnh của Vietcombank là có mạng lưới giao dịch rộng