Đối với hộ trồng Quýt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình cho vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Tháp (Trang 70)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.2.2.Đối với hộ trồng Quýt

Thuận lợi:

Lãi suất của NHNo & PTNT thấp hơn lãi suất vay bên ngoài: lãi suất của Ngân hàng là 1,45 % còn lại suất của các nguồn không chính thức là 3,5 % – 4,5 %.

NHNo & PTNT luôn tạo điều kiện thuận lợi khi nhà vườn đến vay vốn. Vì đây là nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng

Cây Quýt hồng có giá trị kinh tế cao từ 10-20 lần so với sản xuất Lúa, và cao hơn những loại trái cây khác. Thu nhập của người trồng Quýt cao và tương đối ổn định, khả năng trả nợ của họ là rất cao.

Quýt hồng là đặc sản của Huyện Lai Vung nên nhà vườn trồng Quýt luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Chính Quyền địa phương để họ có thể làm giàu cho gia đình cũng như phát triển kinh tế Huyện nhà.

Khó khăn:

Trình độ của người nông dân còn thấp nên trình tự làm thủ tục vay vốn và tái vay vốn họ chưa nắm được làm mất nhiều thời gian và chi phí đi lại.

Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp so với trình độ của nhiều nông dân, nhiều nông dân không biết chữ gây cho họ tâm lý ngần ngại khi có nhu cầu vay vốn.

Hạn mức tín dụng còn hạn chế (70%/ phương án hiệu quả), so với nhu cầu sản xuất của nhiều người dân. Nhà vườn đa số có diện tích canh tác ít, có người chỉ có 1.000 m2 nên không thể vay nhiều vốn trong khi chi phí đầu tư khá cao.

Nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường khách hàng được xem là “ thượng đế ”nhưng người nông dân ở nông thôn vẫn chưa thật sự trở thành “ thượng đế ” của các Ngân hàng

5.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT

5.3.1 Đối với ngân hàng:

-Linh hoạt hơn trong việc phân tích, thẩm định cho vay để những nông hộ có phương trồng trọt hiệu quả, tài sản thế chấp hạn chế cũng được vay, mở rộng quy mô,số lượng tín dụng.

- Đơn giản hóa những thủ tục không cần thiết, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng. Thái độ hướng dẫn ân cần, hòa nhã dễ hiểu tạo ấn tượng tốt khi khách hàng đến Ngân hàng.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để có những biện pháp hướng dẫn giải quyết kịp thời hạn chế để nợ quá hạn.

- Hàng năm, theo dõi kết quả trồng trọt của các nhà vườn, phân loại khách hàng. Thường xuyên tiếp xúc với nông hộ trồng Quýt giới thiệu thu hút thêm khách hàng mở rộng thị phần.

5.3.2 Đối với hộ trồng Quýt

-Người trồng Quýt nên tích cực trả nợ để tạo sự tín nhiệm cho Ngân hàng, thuận lợi cho việc tái vay vốn.

- Những nhà vườn nên thành lập tổ vay vốn. Tổ vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng thu nợ dễ hơn, khách hàng có được sự hỗ trợ của các tổ viên về kĩ thuật canh tác cũng như việc trả nợ khi có rủi ro.

5.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG

5.4.1 Nâng cao nguồn vốn huy động:

Đa số nông dân Việt Nam đều rất bảo thủ, vẫn còn mang tư tưởng lạc hầu, chưa tiếp cận được với những dịch vụ tiến bộ. Hàng ngày, họ thường nghe đài, xem Ti vi nói về việc nhiều công ty hay cơ quan đơn vị kinh doanh thua lỗ hay phá sản nên họ rất không yên tâm khi đem tiền tích lũy cực khổ đưa vào tay một người nào đó. Gửi tiền ở Ngân hàng họ lại lo sợ nếu có nhiều khách hàng không trả nợ vay thì Ngân hàng cũng không có tiền trả cho họ, những tư tưởng này cần có thời gian để thay đổi. Nguồn vốn nhàn rỏi trong dân là rất lớn Ngân hàng cần có những biện pháp huy động vốn hiệu quả để khai thác lượng tiền này.Trước tiên bản thân Ngân hàng phải tạo được uy tín và giới thiệu những tiện ích mà khách hàng nhận được đến từng thôn ấp để người dân có cơ hội tìm hiểu. Cần tạo cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp về Ngân hàng khi tiếp xúc lần đầu tiên. Đối với khách hàng cũ cân quan tâm thường xuyên tạo mối quan hệ thân mật nhằm duy trì và cũng là một cách quảng bá hình ảnh một cách gián tiếp đến nhưng người xung quanh của khách hàng.

Chính sách lãi suất:

Chính sáh lãi suất của Ngân hàng phải linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ. Trên địa bàn Huyện Lai Vung ngoài NHNo & PTNT còn các Ngân hàng khác, Ngân hàng phải ấn định lãi suất ở mức cho phép để có cạnh tranh được với Ngân hàng khác, vừa huy động được nhiều vốn vừa có lợi nhuận, lãi suất như một đòn bẩy quyết định đối với việc huy động vốn.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn:

Hàng năm, Ngân hàng có thể mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm phù hợp với nhu cầu và tâm lý người dân. Ngoài các hình thức huy động đã có, phát hành các loại huy động tiết kiệm có thưởng, trả lãi trước.

5.4.2 Nâng cao hoạt động tín dụng: Đa dạng hóa phương thức cho vay:

Việc cho vay theo món trên cư sở từng phương án sản xuất, theo nhu cầu của khách hàng mà Ngân hàng đang sự dụng hiện nay chỉ phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh theo mùa vụ. Ngân hàng nên mở rộng thêm hình thức cho vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư, phát hành sử dụng thẻ tín dụng để thu

được nhiều lãi cho vay và phân tán rủi ro khi cho vay. Hiện nay NHNo & PTNT Huyện Lai Vung đang mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu vốn trên 30 triệu đồng, cho vay thế chấp mua xe đối với hộ nông dân. Đây là hình thức cho vay mới tạo điều kiện cho Ngân hàng có thêm hướng giải ngân mới.

Nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của cán bộ tín dụng:

Nhân viên nên được phân công công việc một cách chuyên môn hóa để họ chuyên tâm làm tốt công việc, tiết kiệm được thời gian. Cán bộ tín dụng nên tiếp xúc nhiều với khách hàng để tìm hiểu năng lực và nguyên vọng của họ tạo cảm giác thân thiện và thuận lợi trong việc xét duyện cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số biện pháp khác:

Ngân hàng cần phấn đấu nhiều hơn nữa, luôn kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với việc tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho nguồn vốn của Ngân hàng được đảm bảo an toàn.

Quan tâm hơn nữa đến những món nợ đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng.

Ngân hàng cần phát huy thế mạnh của mình, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn, tìm biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ để hạn chế những lĩnh vực hoạt động cũ đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn sẽ trách được trường hợp quá tải trong quản lý tín dụng, công tác thẩm định, quản lý dư nợ, thu nợ, thu lãi, nợ quá hạn, kiểm tra vốn sau khi cho vay được giám sát chặt chẽ hơn đồng thời cán bộ tín dụng có được thời gian tìm kiếm khách hàng tốt để giới thiệu, tiếp thị thu hút khách hàng vay vốn hiệu quả đúng mục đích.

5.4.3 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng: Chọn lọc khách hàng vay vốn:

Giai đoạn này Ngân hàng phải thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng, phân loại và phân tích thông tin để đưa ra danh sách khách hàng mà Ngân hàng

hướng tới. Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là hoạt động kinh doanh tiền tệ, có nhiều rủi ro khi khách hàng vay vốn đến giao dịch với Ngân hàng có nhiều loại, nhiều thành phần này nên việc sang lọc khách hàng giúp giảm bớt rủi hoạt động tín dụng

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng:

Khả năng trả nợ của khách hàng thường phụ thuộc vào các nguồn thu trong tương lai, có thể nói các nguồn thu này kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải có đủ kinh nghiệm và chuyên môn thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro. Cán bộ tín dụng cần phải đánh giá chính xác về dự án và giá trị tài sản của khách hàng, vì hộ sản xuất kinh doanh họ thường không lập kế hoạch cụ thể mà chỉ dựa vào những kinh nghiệm sẵn có, thêm vào đó nhận thức của người dân chưa cao, năm bắt thông tin chậm nên khi có biến động về giá cả thị trường thì thường bị thua lỗ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Không thể dựa vào tài sản thế chấp hoặc bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý các mối quan hệ thế chấp thì rui ro đã xảy ra rồi, mặc khác quá trình xử lý mất nhiều thời gian và chi phí của Ngân hàng.

Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng:

Cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không?. Ngân hàng cũng phải tìm hiểu người vay làm thế nào để đưa ra được con số xin vay và phải yêu cầu người vay đưa ra bảng dự toán chi tiết của phương án xin vay vốn, đồng thời kiểm tra tình hình thu chi tiền mặt tại đơn vị.

Phân tích và xử lý nợ quá hạn:

Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện pháp thích hợp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để Ngân hàng thu hồi được vốn vay. Phân loại rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, phân loại nợ quá hạn có khả năng thu hồi một phần, nợ quá hạn có khả năng mất trắng.

- Biện pháp khai thác con nợ: Chủ yếu sử dụng khi khách hàng gặp phải rủi ro mà chưa cần mời đến cơ quan phát luật xử lý. Ngân hàng làm tư vấn cho

khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ dần khó khăn, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí có thể tiếp tục cho vay vốn mới…

- Vận dung xử lý phù hợp với khách hàng: Có thể cho giảm nợ hoăc cho vay liên vụ, thêm thời hạn, giảm lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Cũng có thể cho vay thêm để khách hàng tiếp tục dự án, có tiền trả nợ Ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua những bảng báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung đã phân tích, có thể nói NHNo & PTNT Huyện Lai Vung có những bước phát triển, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng ổn định theo thời gian cụ thể:năm 2007 so với năm 2006 lợi nhuận đạt 10.588 triệu đồng tăng 1.468 triệu đồng, nguồn vốn huy động đạt 171.540 triệu đồng tăng 28.540 triệu đồng, doanh số cho vay là 472.871 triệu đồng tăng 127.411 triệu đồng, nợ quá hạn 4.822 triệu đồng tăng 153 triệu đồng. Doanh số cho vay tăng khá cao, dư nợ tăng chậm. Sang năm 2008 do lạm phát, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của Ngân hàng nói riêng nên lợi nhuận giảm. Do sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể đơn vị trong việc xây dựng những chiến lược mới phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, kết quả là năm 2008 vốn huy động tăng 33.998 triệu đồng, doanh số cho vay tăng 151.756 triệu đồng, doanh số thu nợ 12.8852 triệu đồng so với năm 2007.

Huyện Lai Vung nổi tiếng với nghề trồng Quýt hồng, tuy diện tích không lớn so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn Huyện chỉ khoảng 4%, nhưng hàng năm góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế Huyện nhà và sự nghiệp xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn. Ngoài những điều kiện thuận lợi như: thổ nhưỡng màu mỡ, nguồn nước ngọt từ hai con sông Tiền và Hậu, sự quan tâm hỗ trợ của các cấp Lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn thì một phần không thể thiếu là nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, kịp thời giúp nông dân đủ vốn phát triển kinh tế vườn, làm giàu cho gia đình. Hàng năm Ngân hàng góp phần tạo ra bình quân 57,96 triệu đồng cho mõi hộ trồng Quýt. Còn về phía Ngân hàng tuy doanh số cho chiếm tỷ trọng thấp, nhưng đây là đối tượng cho vay đạt hiểu quả kinh tế cao, chi phí và rủi ro thấp, lại phù hợp với chính sách phát triển của địa phương. Nông dân làm ăn hiểu quả có thu nhập cao lại đến Ngân hàng gửi tiêt kiệm từ đó gián tiếp tăng nhuồn vốn huy động của Ngân

hàng. Ngân hàng cần có những chiến lược để mở rộng quy mô, số lượng của loại tín dụng này, góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, chi nhánh không thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua cũng như để chuẩn bị với những thách thức mới trong quá trình kinh doanh mới và góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

6.2 KIẾN NGHỊ- Với Ngân hàng: - Với Ngân hàng:

Tổ chức phòng tiếp dân để trả lời những vướn mắc của người dân, tạo cảm giác cho khách hàng là họ được chào đón một cách thân tình nhất khi đến Ngân hàng. Từ đó khách sẽ trỏ thành những tuyên truyền viên có sức thuyết phục nhất.

+ Cử cán bộ đến giới thiệu về hoạt động, các dịch vụ của Ngân hàng giải đáp thắt mắc của nông dân ở nhưng buổi tập huấn của Phòng Nông nghiệp, các Xã để tạo quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời giúp cán bộ tín dụng nắm được tình hình sản xuất của khách hàng. Tạo cơ hội cho người dân có cơ hội tìm hiệu những kiến thức về Ngân hàng góp phần nâng cao khả năng huy động vốn từ các hộ nông dân.

+ Hàng năm có thể in những tài liệu có những nội dung như: hướng dẫn hồ sơ vay vốn, gửi tiền, các dịch vụ mới, giới thiệu thành tích hoạt động của Ngân hàng trong năm qua, những tiện ích mà khách hàng có thể nhận được, cho khách hàng xem khi đến liên hệ với Ngân hàng.

- Với ngành:

+ Cần theo dõi sát diễn biến của mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay trên địa bàn để điều chỉnh kịp thời, trách tình trạng điều chỉnh chậm sẽ để mất khách hàng.

+ Nên áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt hơn theo cơ chế thỏa thuận với khách hàng và sẽ được điều chỉnh tăng, giảm theo lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp từng thời kỳ để trách tình trạng phải thỏa thuận điều chỉnh lãi suất với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các sản phẩm, thể thức huy động vốn phải thật đơn giản, dễ hiểu, không phức tạp để người gửi tiền chấp nhận được ngay và thu hút được sự chú ý của khách hàng.

+ Cần ưu đãi nhiều hơn nữa mức phí sử dụng vốn cho các chi nhánh hoạt động trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

- Với cấp ủy, chính quyền địa phương:

+ Một số đối tượng không có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng, đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ Ngân hàng có những biện pháp giáo dục người vay, người đi xuất khẩu lao động để họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc trả nợ cho Ngân hàng.

+ Mở các lớp tập huấn hướng dẫn hộ trồng quýt áp dụng khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình cho vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Tháp (Trang 70)