a. Phát triển công nghệ thông tin
Mục tiêu đặt ra cho SCB phải là một trong những ngân hàng có hệ thống
công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến nhất trong hệ thống các ngân hàng thương
Các biện pháp có thể thực hiện mục tiêu trên:
Dựa vào các mối quan hệ sẵn có thực hiện chuyển giao công nghệ.
Đầu tư thêm một số trang thiết bị hiện đại theo nguyên tắc “Đi tắt đón đầu”, chẳng hạn như: đầu tư máy ATM sử dụng được thẻ đa năng vừa có thể rút
tiền, gửi tiền và chuyển khoản.
Tranh thủ sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế Giới và NHNN trong chương trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam để tiếp cận và áp dụng những công
nghệ mới vào hoạt động của ngân hàng.
b. Về nhân sự.
Trong các yếu tố cạnh tranh thì yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Đối
với ngân hàng, nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng, họ chính là những người trực tiếp tiếp xúc, truyền đạt thông tin và tiếp nhận những ý kiến phản hồi
của khách hàng. Vì vậy, yêu cầu đối với nhân viên là phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ ( đối với nhân viên huy động vốn cần hiểu rõ các hình thức huy động,
lãi suất huy động, chính sách khách hàng của ngân hàng,…); đồng thời, phải có
khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt thông tin đơn giản, dễ hiểu và gây thiện cảm với khách hàng. Để đáp ứng những yêu cầu đó cùng với mục tiêu nâng trình độ của
nhân viên, cần triển khai thực hiện những công tác sau:
Đưa những nhân viên chủ chốt đi đào tạo ở nước ngoài, khoảng 20 suất.
Mở các lớp tập huấn cập nhật và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ
thông tin cho nhân viên, ít nhất mỗi năm 1 lần.
Mời các giảng viên giỏi về Marketing tại các trường Đại học về giảng tại
các chi nhánh mỗi năm một lớp.
Đưa cán bộ có khả năng truyền đạt đi học để về giảng dạy lại cho các cán
bộ và nhân viên khác.
Nội dung đào tạo cần đảm bảo:
Nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm.
Kiến thức, kỹ năng phụ trợ cho công tác tiền gửi tiết kiệm ( thuyết phục,
nhạy cảm với nhu cầu khách hàng,…).
Đào tạo về các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là các sản phẩm tiền
gửi tiết kiệm mới.
Thành lập các tổ công tác tiền gửi tiết kiệm ở các chi nhánh. Khuyến khích
hoạt động của các tổ này bằng chính sách khen thưởng và xử phạt như sau :
Khen thưởng:
Khen thưởng kịp thời cho các đề xuất hay và khả thi về các biện pháp
hay sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mới.
Khen thưởng cho những chi nhánh cấp tỉnh, thành phố và những cá nhân
hoàn thành chỉ tiêu về tiền gửi tiết kiệm:
Phạt: cắt khen thưởng cuối năm hoặc cuối kỳ đối với những chi nhánh không
hoàn thành nhiệm vụ.
c. Đa dạng hóa sản phẩm và hình thức tiền gửi tiết kiệm
Bên cạnh các sản phẩm và hình thức tiền gửi tiết kiệm sẵn có, ngân hàng cần
phát triển thêm các sản phẩm và hình thức tiết kiệm mới như:
Về sản phẩm:
Tiền gửi tiết kiệm VND đảm bảo theo giá trị USD.
Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục ( một sản phẩm liên kết ngân hàng - bảo
hiểm ): là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Khách hàng hàng tháng nộp một số tiền nhất định vào tài khoản để được hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người thân trong tương lai.
Khách hàng khi tham gia chương trình Tiết kiệm Giáo dục sẽ được Ngân hàng trả
phí mua bảo hiểm và được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm với Công ty Bảo
hiểm Nhân thọ.
Về hình thức huy động:
Huy động tận nơi: Đối với những khoản tiền gửi có giá trị lớn khi khách
hàng có yêu cầu, ngân hàng sẽ cử nhân viên huy động vốn đến tận doanh nghiệp
Huy động qua máy ATM: Hình thức huy động này sẽ khắc phục nhược điểm về thời gian hoạt động trong ngày của ngân hàng so với bưu điện. Để áp
dụng được hình thức này thì các máy ATM cần được trang bị thêm những chức năng mới như: nhận tiền gởi, nạp tiền vào tài khoản điện thoại, trả tiền điện nước,…
Huy động các khoản phát sinh: các nhân viên thực hiện dịch vụ tiết kiệm
phải nhạy cảm nắm bắt tình hình, kịp thời vận động khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình khi họ có những khoản thu nhập phát sinh từ việc giải tỏa, bồi thường,
thu nhập cuối mùa vụ, trúng thưởng giá trị lớn,….