phần khá vững chắc trên thị trường Việt Nam. Trải qua 48 năm phát triển Công ty đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc.
+ Công ty có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo đáp ứng chất lượng theo đòi hỏi của khách hàng, cũng như có khả năng đáp ứng tiến độ và số lượng hàng hoá theo các đơn đặt hàng lớn của khách hàng với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú.
+ Có kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất; đội ngũ quản lý có trình độ; đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu và công nhân lành nghề, có hệ thống khách hàng truyền thống ổn định; sản phẩm của Công ty có uy tín và chiếm lĩnh được một số thị trường quan trọng trong và ngoài nước. Nếu không có những diễn biến bất thường gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thì Công ty vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới và hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 - 2008 .
+ Công ty đã được cấp chứng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội WRAP.
+ Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả từ Bộ công nghiệp và Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Các chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển của Thành Phố Hà Nội nói riêng cũng là điều kiện thuận lợi để Công ty phát triển.
- Điểm yếu:
+ Do biến động của thị trường cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hoá đã gây ảnh hưởng đến đơn giá gia công giảm. Sức mua của thị trường giảm đã ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm trong nước.
doanh nghiệp cùng sản xuất các sản phẩm tung ra thị trường với giá cả thấp hơn giá của Công ty. Ngoài cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp trên cùng địa bàn việc đáp ứng thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm đang là thách thức lớn của Công ty cũng như toàn ngành. Bên cạnh đó để có được đơn hàng lớn Công ty còn phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thực hiện tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000....
+ Nhà xưởng, máy móc thiết bị của Công ty chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh cho nên để đảm bảo năng suất kinh doanh tốt trong giai đoạn mới, Công ty cần nguồn vốn lớn để trang thiết bị máy móc hiện đại với công suất cao và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Mức độ chuyên môn hóa chưa cao nên năng suất thấp giá thành đơn vị sản phẩm cao.
+ Hoạt động makerting còn chưa thực sự mạnh, lực lượng lao động còn thiếu . + Một số khách hàng có quan hệ hợp đồng sản xuất kinh doanh với công ty bị phá sản hoặc làm ăn thua lỗ kéo dài không có khả năng thanh toán ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Những vấn đề cần khắc phục
Ngoài những thuận lợi giúp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức lớn trước mắt:
- Khó khăn lớn nhất của công ty, phát từ vấn đề tài chính. Khả năng làm chủ tài chính của công ty còn quá ít. Vốn kinh doanh (vốn lưu động và vốn cố định) chủ yếu là vốn đi vay . Hoạt động tài chính hàng năm của công ty còn nhỏ, có những năm còn âm do việc phải chi trả tiền lãi và gốc, chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm quá cao.Giá thành tiêu thụ sản phẩm tăng cao hơn việc tăng giá bán.
- Về đội ngũ lao động: Trong những năm vừa qua, hầu hết là lượng lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, số lượng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên ở đội ngũ này còn yêu cầu, trình độ cán bộ quản lý ở nhiều nhà máy, phân xưởng còn yếu về mặt năng lực, nhiều người chưa được đào tạo qua lớp bồi dưỡng cơ bản về doanh nghiệp. Do vậy trong quá trình điều hành, việc xử lý các mối quan hệ nảy sinh của người
phòng ban chức năng, nghiệp vụ chuyên môn của công ty đối với các đơn vị thành viên chưa sát sao, và để còn để tồn tại rất nhiều vấn đề cần được giải quyết gấp. Ngược lại, với các đơn vị thành viên chưa thực hiện tuân thủ đúng các báo cáo định kỳ về kế hoạch sản xuất, kế hoạch chính, kế hoạch lao động và tiền lương.
Với các lao động tham gia trực tiếp sản xuất; nhiều lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ cũng như năng lực sản xuất của công ty. Các lao động còn chưa thật sự tự giác làm việc, luôn phải có sự thúc đẩy gắt gao của quản đốc, tổ trưởng các phân xưởng.
- Về vấn đề nguyên vật liệu: cần phải đến mức tối đa việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài.Khaithác và tìm tòi, nghiên cứu các nguyên vật liệu có đặc điểm tương tự để có thể thay thế được nguồn nguyên liệu tự nước ngoài. Tìm hiểu kỹ hơn nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước khiến giá thành của sản phẩm sẽ được rẻ đi rất nhiều.
- Về thị trường: Thị trường của công ty là thị trường rộng lớn, ẩn chứa nhiều tiềm năng khai thác, tuy nhiên thị trường này hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi vấp phải nhiều cản trở từ các đối thủ cạnh tranh trong cũng như ngoài nước, việc ngày càng có những công ty, cơ sở may tư nhân và Nhà nước, sản xuất sản phẩm mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý làm ảnh hưởng đến thị phần của công ty. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp từ nước ngoài đặc biệt phải kể đến như: Trung Quốc, Thái Lan… tràn ngập thị trường với mẫu mã, chủng loại vô cùng phong phú, mà giá thành lại đánh bại các doanh nghiệp trong nước nói chung chứ không chỉ riêng đối với công ty may Thăng Long. Ngoài ra, cơ chế tiêu thụ còn gây phức tạp gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chưa cao.
- Các khoản phải thu hồi công nợ đối với khách hàng cần phải có những cơ chế biện pháp để thu hồi nợ của khách hàng.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh em có một số đề xuất sau. Biện pháp thu hồi các khoản phải thu để Công ty có nhiều vốn để hoạt động và
2.1. Biện pháp: Đẩy mạnh công tác thu hồi khoản phải thu 2.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp 2.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp
Qua phân tích em nhận thấy tất cảc khách hàng của Công ty đều là khách hàng trong và ngoài nước là những khách hàng quen, có uy tín trong việc trả nợ tiền hàng. Tuy nhiên do các nguyên nhân đặc biệt như tình hình tài chính gặp khó khăn nên trưa trả được nợ. Vì vậy Công ty nên tìm cách thu hồi tiền hàng nhanh để giảm các khoản vốn đang bị khách hàng chiếm dụng và tăng khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng(%)
I.Các khoản phải thu 24,764,003,536 100.00%
1.Phải thu của khách hàng 14,862,437,928 60.02%
2.Trả trước cho người bán 596,351,515 2.41%
3.Thuế GTGT được khấu trừ 6,440,127,218 26.01%
4.Phải thu nội bộ 385,882,285 1.56%
5.Các khoản phải thu khác 2,479,204,590 10.01%
Dự phòng các khoản khó đòi
2.1.2 Mục đích thực hiện biện pháp
Giảm tỷ trọng khoản phải thu của khách hàng.
2.1.3 Nội dung của biện pháp
Qua việc phân tích tình hình tài chính năm 2003 của Công ty em thấy số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết số vốn Công ty bị khách hàng chiếm dụng là 24,764,003,536 đồng, chiếm 31% trong tổng số tài sản lưu động của Công ty. Đây là một khoản vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng khá cao trong khi Công ty phải đi vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Trên bảng các khoản phải thu ta thấy chỉ tiêu phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là 60,02% trong tổng số các khoản phải thu.
Các bước tiến hành
a. Xác định thời hạn chiết khấu
Kỳ thu tiền bình quân trong năm 2005 là 90 ngày do vậy nếu cho khách hàng nợ doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí đầu tư cho khoản phải thu trong vòng ba tháng. Doanh nghiệp sẽ áp dụng điều khoản chiết khấu cho khách hàng thanh toán trong
b. Xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý
Việc xác định các tỷ lệ chiết khấu dựa vào việc tính giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn và tính giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn.
Ta có công thức:
FVn = PV (1 + R)n
PV = FV
(1 + R)n Trong đó :
FV : giá trị tương lai của một dòng tiền đơn PV : giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn R : lãi suất
n: kỳ tính lãi (tháng)