Lâu nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác các khả năng sẵn có mặt số lượng đựơc coi trọng hơn mặt chất lượng. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nông sản Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường khác nhau, hiệu quả xuất khẩu thấp và người sản xuất gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá. Việc hình thành một chiến lược phát triển có luận cứ khoa học đựoc coi là điều kiện tiền đề để áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiêu quả xuất khẩu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chiến lược phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm khả năng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí. Điều này hoàn toàn trái với tư duy kiểu cũ trong xây dựng chiến lược: dựa vào cơ sở khả năng để hoạch định phương hướng sản xuất. Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, phải coi trọng công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng xâm nhập thị trường và củng cố vị thế của hàng hoá trên từng thị trường cụ thể. Chiến lược phát triển nông nghiệp phải hướng tới hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm tạo điều kiện đầu tư ứng dụng các thành tự mới của khoa học và công nghệ , nâng cao chất lượng và giá trị nông sản hàng hoá. Chiến lược này phải được sử dụng như một trong những công cụ trọng yếu để Nhà
nước định hướng phát triển sinh học và xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy các nhà sản xuất đầu tư theo định hướng đó.
Bên cạnh đó cần hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu. Rà soát lại hệ thống, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ rang, trước hết là Luật thương mại, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài.