Việc tổ chức lại sản xuất là yêu cầu bức bách, không thể phát triển tự phát, hết cây non này đến cây non khác với điệp khúc “trồng, chặt”. Đến lúc phải tính toán lại lợi thế so sánh, lợi nhuận thực sự mang lại cho nông dân để định vị lại cây trồng chủ lực và có các bước đi phù hợp, không thể chạy theo số lượng m•i.
Trong sân chơi WTO, rau quả là mặt hàng giao dịch lớn nhất, với gần 103 tỷ USD, nhưng xuất khẩu rau quả VN những năm qua rất ì ạch, bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, chưa thể hiện đúng tiềm năng; trong khi lúa gạo, cà phê, cao su giao dịch nhỏ hơn rất nhiều, không quá 10 tỷ USD/ năm cho mỗi loại. Những mặt hàng nông sản khác như trà, điều nhân, hồ tiêu lại nhỏ hơn, khoảng 3 tỷ USD/ năm.
Nhìn lại cơ cấu, cây lúa vẫn còn” độc canh” với khoảng 7 triệu ha gieo trồng hàng năm(chiếm 74% diện tích đất nông nghiệp), trên 1 triệu ha cao su, trà, cà phê và 1,4 triệu ha trồng cây ăn trái, rau quả và hoa (chiếm 15% diện tích). Dù là cây cung cấp lương thực cho mọi người, nhưng giá trị lợi nhuận mang lại trên đơn vị diên tích lại kém nhất, nên nông dân trồng lúa có thu nhâp thấp nhất.
Trong khi đó, mức đầu tư của nhà nước về con người, công tác nghiên cứu, bảo dưỡng đất đai và kĩ năng lao động cho các loại cây khác kém xa cây lúa. Về mặt kinh tế và hiệu quả sử dụng đất, việc định vị cây trồng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp như vậy chưa hợp lí.