Giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc (Trang 42 - 43)

b. Các phòng ban

3.4.1. Giá vốn hàng bán

Tại công ty, đối với những lô hàng xuất khẩu nhỏ, công ty tiến hành thu gom hàng từ các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của công ty. Hai đơn vị này tổ chức thu mua từ các tư thương ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng…Ngoài ra còn được thu gom từ nông dân, sau đó về chế biến. Nhưng với số lượng xuất khẩu ngày càng lớn công ty còn thu gom từ các đơn vị cung ứng khác: các công ty tư nhân, các công ty nhà nước và các công ty TNHH chuyên về mặt hàng gạo ở Cần Thơ, An Giang…Vì vậy giá vốn hàng bán của công ty bao gồm giá thành sản xuất của các đơn vị trực thuộc và giá thu mua từ các đơn vị cung ứng.

Qua bảng 1(trang 30), ta nhận thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2005, giá vốn hàng bán của Công ty là 568.661.885 ngàn đồng tăng hơn năm 2004 một khoản 356.464.511 ngàn đồng tương đương 162,5% và năm 2006, công ty có giá vốn hàng bán là 929.683.173 ngàn đồng so với năm 2005, giá vốn tăng 361.021.288 ngàn đồng tức là tăng 63,48%. Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được, nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, gạo lại là sản phẩm có tính mùa vụ. Do đó, Công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w