PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4.1.1.1 Nguyên nhân thuộc bản thân công ty
Công ty không ngừng nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường xuất khẩu để có được thông tin kịp thời từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thị trường.
Đồng thời, công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu gạo: trong việc thu mua, chế biến, bảo quản đáp ứng đúng qui cách và yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Bên cạnh đó, công ty đã dần tạo được uy tín trên thị trường, giữ vững được các thị trường truyền thống như Philippine, Indonexia,… được nhiều khách hàng biết đến thông qua các cuộc đấu thầu. Công ty còn tăng cường công tác quảng bá trên Internet, tham gia hội chợ triển lãm để tìm kiếm khách hàng mới.
Đối với các đơn vị chân hàng, công ty luôn tạo mối quan hệ tốt nên việc thu gom hàng hóa xuất khẩu luôn diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, nhờ đó luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài và thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Mặt khác, công ty kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm khi các đơn vị cung cấp. Do vậy, chất lượng ngày càng ổn định.
Ngoài ra, cũng phải kế đến sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên mà công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả và doanh số ngày càng tăng.
4.1.1.2 Giá bán
Trong những năm qua, giá xuất khẩu gạo liên tục tăng, đây cũng là cơ hội lớn cho công ty tăng doanh số bán của mình. Công ty luôn theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời tính toán hiệu quả kinh doanh ( công ty là thành viên của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam nên sẽ có giá tham khảo qua Email ) . Sở dĩ giá xuất khẩu gạo tăng là do:
- Do lượng gạo còn lại trong dân không nhiều nên nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt trong khi đó thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện những nhu cầu mới như Nhật, Trung Đông.
- Xuất khẩu gạo của thế giới giảm đáng kể trong đó có các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ.
- Năm 2005, chính phủ Thái Lan hỗ trợ giá mua nên giá trong nước luôn ở mức cao, giá hỗ trợ vụ chính cao hơn năm 2004 là 24%. Giá trong nước ở mức cao nên đã hạn chế sự cạnh tranh gạo Thái Lan trên thị trường thế giới, do đó dẫn đến một số thị trường truyền thống của Thái Lan đã phần lớn chuyển sang nước khác, tỷ lệ nhập khẩu giảm dần: Iran là thị trường chủ yếu mua gạo cao cấp của Thái Lan đã chuyển dần sang mua gạo của Uruguay và Việt Nam.