MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc (Trang 70 - 73)

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

- Mặt hàng nông sản của công ty chưa đa dạng chủ yếu là gạo. Do đó, công ty cần chú ý hơn nữa vào việc đa dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại hơn. Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa có vốn nhiều, đồng thời nguồn nhân lực còn thiếu.

- Hiện tại công ty chưa có phòng marketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì chưa có phòng marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thị trường, xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh.

- Trong phương trình doanh thu - chi phí - lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là giảm chi phí.Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng khá cao, đó là do chi phí nguyên liệu ngày càng tăng.

- Tỷ số lợi nhuận/doanh thu của công ty còn ở mức thấp. Do tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Công ty cần xem xét, vì tỷ trọng chi phí chiếm khá nhiều, cần có biện pháp kiểm soát chi phí.

- Kết cấu mặt hàng của công ty làm giảm lợi nhuận. Nguyên nhân là do các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao chưa được đẩy mạnh, những mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận trung bình lại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Trong cơ chế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tăng mức lợi nhuận của mình. Tuy nhiên lợi nhuận và chi phí là hai đối tượng tỷ lệ nghịch với nhau. Vì vậy chỉ có thể phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh mới có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là đạt hay không để từ đó có biện pháp khắc phục và có hướng kinh doanh phù hợp cho kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn nữa. Qua phân tích, em xin đưa ra một số giải pháp sau:

5.2.1 Biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2006 của Công ty Cổ Phần Nông Lâm Sản Kiên Giang trang 66 – 68, ta thấy yếu tố làm tăng lợi nhuận là sản lượng và giá bán, các yếu tố làm giảm lợi nhuận là giá vốn hàng bán,

chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kết cấu mặt hàng. Do đó, em xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao sản lượng, thay đổi kết cấu mặt hàng, kiểm soát chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán.

5.2.1.1 Biện pháp làm tăng sản lượng

Đối với thị trường trong nước: công ty cần chú trọng nhiều vào thị trường trong nước hơn, ngoài bán cho Hội Chữ Thập Đỏ là chủ yếu, công ty cần mở rộng hệ thống phân phối, đồng thời khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ mặt hàng công ty bằng các biện pháp: chiết khấu thương mại, tăng hoa hồng… Công ty có thể mở rộng thị trường sang miền Trung, đây là thị trường có tiềm năng.

Đối với thị trường xuất khẩu:

- Duy trì, củng cố các bạn hàng truyền thống như Philippine, HongKong, Châu Phi…đồng thời không ngừng tìm kiếm thị trường mới như các nước Trung Đông, Hàn Quốc…

- Chọn lọc những khách hàng mua hàng thường xuyên, thanh toán bảo đảm để giao dịch ký kết hợp đồng.

- Bên cạnh đó, ta thấy rằng thị trường Châu Mỹ, Châu Âu chưa chiếm tỷ trọng nhiều. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh quảng bá trên Internet, mặt khác, nâng cao chất lượng gạo, kiểm soát chặt chẽ chất lượng gạo của các đơn vị cung ứng. Điều đó cũng để nhằm thoả mãn các thị trường khó tính. Hàng năm lượng nhập khẩu gạo từ các thị trường này khá nhiều, vì vậy nếu tranh thủ được các thị trường này công ty sẽ đem lại được khoản doanh thu khá lớn. Tuy nhiên, vì là những thị trường khó tính nên đòi hỏi cao đặc biệt là EU, do đó công ty cần nổ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng.

Các năm gần đây, giá xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới cao hơn rất nhiều so với những năm trước đó vì vậy cơ hội đẩy mạnh doanh thu của công ty là rất cao.

- Tiếp tục tham gia đấu thầu tại Philippine nhằm nâng cao sản lượng, kim ngạch xuất khẩu .

- Công ty cần tham gia nhiều hơn vào các kỳ hội chợ quốc tế, giới thiệu sản phẩm của mình với các khách hàng thế giới.

5.2.1.2 Điều chỉnh giá bán phù hợp

Công ty áp dụng các mức giá khác nhau tùy theo các đối tượng khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay do xuất hiện ngày càng nhiều những đồi thủ cạnh tranh về nông sản, cụ thể là về gạo thì công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức chi phí và không được thấp hơn mức giá do Hiệp Hội Lương Thực đề ra, từ đó điều chỉnh giá bán hợp lý cho từng loại khách hàng

5.2.1.3 Thay đổi kết cấu mặt hàng

- Đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo phẩm cấp cao vì nó có giá trị gia tăng cao như: gạo 5% tấm, gạo nếp..

- Hiện nay, mức sống của người dân trong nước ngày càng được nâng cao, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Nhu cầu gạo trong nước cũng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước thì ngoài các mặt hàng gạo hiện có, công ty cần bổ sung thêm một số loại gạo thơm.

- Hiện nay, mặt hàng nông sản chế biến có rất nhiều mặt hàng khác nhau, mặt khác công ty tham gia vào lĩnh vực này rất nhiều. Vì vậy để đủ sức cạnh tranh, công ty cần tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và trên cơ sở đó, chế biến và đẩy mạnh phát triển những mặt hàng nông sản khác nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhiều thị trường xuất khẩu.

5.2.1.4 Kiểm soát giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc (Trang 70 - 73)