THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KCX, KCN TP.HCM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.pdf (Trang 25 - 27)

KCN TP.HCM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

2.1. Khái quát vềcác KCX, KCN Tp.HCM

Cả nước hiện cĩ 154 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 33.000 ha, phân bổ trên 55 địa phương, 10 Khu kinh tế (KKT) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 550.000 ha và 2 KCNC (Hồ Lạc và Tp. Hồ Chí Minh). Các KCX, KCN đã thu hút 25,3 tỉ USD vốn đầu tư nước ngồi và 137.000 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KCX, KCN Tp.HCM

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh chĩng, phần lớn tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, văn phịng làm việc ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đầu tư vào cơng nghiệp, nhất là cơng nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp hai khĩ khăn chính, đĩ là: cơ s ở hạ tầng yếu kém; thủ tục xin giấy phép đầu t ư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian . Trước yêu cầu phát triển kinh tế, qua kinh nghiệm của n ước ngoài và thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Chính phủ (lúc đĩ là Hội đồng Bộ trưởng) chủ trương thành lập khu chế xuất (KCX) để l àm thí điểm một mơ hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng hiện cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa.

Quy chế KCX đãđược ban hành kèm theo Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 và ngày 25/11/1991, KCX Tân Thuận – KCX đầu tiên của cả nước – được thành lập theo Quyết định số 394/CT của Chủ tịch H ội đồng Bộ trưởng. Ngay sau khi Quy chế KCX được ban hành và KCX Tân Thuận được thành lập, Ban quản lý KCX Tân Thuận đã được bổ nhiệm nhân sự theo Quyết định của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 62/CT ngày 26/2/1992.

Năm 1992, KCX Linh Trung ra đ ời. Ban quản lý đổi tên thành Ban quản lý các khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh, được sử dụng con dấu cĩ hình

quốc huy, áp dụng mơ hình mới quản lý theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ” và được các Bộ ủy quyền theo thơng báo số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 và Thơng báo số 22/TB ngày 4/02/1993 của Văn phịng Chính phủ.

Ngày 28 tháng 12 năm 1994, Chính ph ủ ban hành Nghị định 192/CP về Quy chế KCN. Sau đĩ Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về Quy chế KCN, KCX và khu cơng nghệ cao. Năm 1996 và 1997 liên tiếp 10 KCN trên 6 quận, huyện của Thành phố cĩ quyết định thành lập trong đĩ cĩ KCN Tam Bình 1 sau khi giải tỏa xong đền bù xong đã chuyển giao cho Cơng ty liên doanh KCX Linh Trung xây dựng thành KCN Linh Trung 2.

Sau khi một số KCN được thành lập, Ban quản lý các khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh được chuyển thành Ban quản lý các khu chế xuất và cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ số 731/TTg ngày 03/10/1996.

Từ tháng 10/2000, Ban quản lý đ ược chuyển giao trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ số 100/QĐ- TTg ngày 17/8/2000 theo đĩ Ban qu ản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình cơng tác và kinh phí hoạt động của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên mơn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.

Đến cuối năm 2007, trên địa bàn Thành phố đã hình thành hệ thống 15 KCX, KCN với diện tích đất thuê lũy kế là 1.115,76 ha/1.229,92 ha đất thương phẩm được phép cho thuê của 12 KCX, KCN đang hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy 91% đất thương phẩm ở các khu: Tân Thuận, Linh Trung I & II, Bình Chiểu, Tân Tạo, Tân Bình, Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi, Các Lái 2, Hiệp Phước – giai đoạn 1. Các KCN mới và KCN mở rộng đã cĩ chủ trương đầu tư của Chính Phủ, đang trong giai đoạn đền bù giải tỏa và san lấp mặt bằng làm hạ tầng với diện tích 1.026,40 ha ở các khu: Phong Phú, Tân Phú Trung, Tây Bắc Củ Chi, Phú Hữu.

Từ năm 1991 đến năm 2006, ở Thành phố Hồ Chí Minh cĩ 15 KCX, KCN trên các quận huyện được thành lập theo Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ trong đĩ:

- 03 KCX là Tân Thuận (quận 7), Linh Trung I và II (quận Thủ Đức). - 12 khu cơng nghiệp tập trung là: KCN Bình Chiểu (quận Thủ Đức);

KCN Tân Tạo (quận Bình Tân); KCN Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, mở rộng huyện Bình Chánh); KCN Lê Minh Xuân, Phong Phú (huyện Bình Chánh); KCN Tây Bắc Củ Chi; KCN Tân Phú Trung (huyện Củ Chi); KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè); KCN Tân Bình (quận Tân Phú); KCN Tân Thới Hiệp (quận 12); KCN Cát Lái

và các năm tiếp theo, 13 khu cơng nghiệp (KCN) trên 7 quận - huyện của thành phố cĩ quyết định thành lập của chính phủ.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)