ty và là người phụ trách, điều hành chung công việc của toàn công ty. Ngoài ra sẽ chủ trì trực tiếp các công việc sau.
+ Phê duyệt kế hoạch sản xuất tiêu thụ từng tháng, quý, năm; + Phê duyệt và công bố chính sách chất lượng;
+ Phê duyệt các nhà cung ứng vật tư thiết bị, nguyên vật liệu;
+ Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng; +Bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp;
+ Đảm đảm cho việc in ấn tài liệu, ban hành hồ sơ, tài liệu. - Phó Tổng Giám đốc kinh doanh.
+ Lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, quý, năm.
+ Xem xét nhu cầu khách hàng, diễn biến thị trường.
+ Tổ chức nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ bán hàng. + Ký duyệt các hợp đồng tiêu thụ do giám đốc uỷ quyền.
+ Xem xét về giá cả bán hàng.
+Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng tiêu thụ.
+ Chỉ đạo giải quyết những khiếu lại của khách hàng về số lượng, giá cả và dịch vụ.
+ Tổng hợp thị phần ở từng thị trường. + Lập kế hoạch phát triển thị trường. - Phó Tổng giám đốc kỹ thuật sản xuất.
+ Tiếp nhận và xem xét các nhà cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất chỉ đạo công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào.
+Thực hiện chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong Công ty.
+ Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc cụ thể tại phòng kỹ thuật- KCS và các phân xưởng sản xuất.
+ Ký hợp đồng mua vật tư do giám đốc uỷ quyền.
+ Trực tiếp chỉ đạo việc phân phối, lưu trữ và kiểm soát tài liệu hồ sơ trong hệ thống chất lượng.
+ Ký duyệt các biện pháp an toàn trong sản xuất.
+ Ký duyệt cấp phát và sử dụng vật tư cho sản xuất của các xí nghiệp. + Chỉ đạo việc ban hành các tài liệu về công tác quản lý chất lượng. + Kiểm tra việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
+ Xem xét các hoạt động của hệ thống chất lượng.
+ Điều phối mọi hoạt động của các đơn vị liên quan trong nhà máy để đạt được mục tiêu chất lượng.
+ Liên hệ với các cơ quan tổ chức tư vấn để thiết lập và chứng nhận hệ thống QLCL.
+ Báo cáo giám đốc về kết quả hoạt động của HTQLCL và mọi nhu cầu cải tiến.
+ Soát xét các quy trình biểu mẫu đối chiếu với sổ sách đang áp dụng tại đơn vị có gì bất cập thì đề nghị xem xét và sử lý.
+ Dự thảo lịch đánh giá, chương trình đánh giá, kế hoạch đánh giá trình QMR phê duyệt. Tổng hợp các báo cáo đánh giá cho QMR.
+ Giúp QMR giám sát kết quả thực hiện các hành động khắc phục của đơn vị
+ Tổng hợp các biểu đồ áp dụng kỹ thuật thống kê của phòng kỹ thuật ý kiến khách hàng và kỹ thuật thống kê của phòng kinh doanh.
Ngoài Ban giám đốc, Công ty được chia ra thành các phòng ban chức năng và nghiệp vụ thực hiện từng hoạt động kinh doanh bao gồm các phòng
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, tư vấn cho Tổng giám đốc về
công tác quản lý, lao động tiền lương, tiền thưởng, công tác thi đua khen thưởng, thực hiện các chính sách xã hội. Đồng thời phối hợp các phòng ban khác xây dựng nội quy nếp sống của công ty.
- Phòng kế hạch vật tư và vận tải: có nhiệm vụ lập kế hoạch tháng, quý, năm về vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm cung ứng toàn bộ vật tư, nhiên nguyên liệu cho sản xuất. Đảm bảo điều xe đúng tiến độ
- Phòng kỹ thuật hoá nghiệm và ban ISO: phụ trách về chất lượng
sản phẩm, có nhiệm vụ xây dựng định mức kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh kiểm nghiệm toàn bộ bán thành phẩm và thành phẩm.
- Phòng tài vụ: tổ chức thực hiện chế độ tài chính kế toán, pháp lệnh thống kê đối với doanh nghiệp. Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính, công tác quản lý và kinh doanh, cung cấp thông tin và lập các báo cáo tài chính trình Tổng giám đốc và cơ quan thuế và cơ quan quản lý cấp trên.
- Phòng kinh doanh và thị trường: Là phòng có trách nhiệm nắm bắt
nhu cầu của thị trường, dự toán nhu cầu tiêu thụ xi măng của các đại lý để có cơ sở lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường để đáp ứng kịp thời lưu thông hàng hoá trên thị trường.