THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN
1. Những kết quả đã đạt được
Sau hơn 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng nỗ lực của ban lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên trong triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách đề ra.Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành công đáng khích lệ:
- Sản phẩm xi măng của công ty ngày càng là một trong số ít công ty xi măng trong toàn quốc sản xuất thành công xi măng PCB40 (Xi măng mác cao), sản phẩm của công ty đã 3 lần được Hội đồng quốc gia về giải thưởng chất lượng Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ và Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam tặng thưởng 01 Cúp bạc, 02 Cúp vàng và 1 Huy chương vàng ngành Công nghiệp Việt Nam. Liên tục được bộ xây dựng tặng 6 Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng Việt Nam (1998-2001)
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 15% trở lên
- Hệ thống chất lượng được tổ chức AJA Vương quốc Anh chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000.
Sản phẩm của công ty đãthâm nhập mạnh hơn vào thị trường, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín, tạo điệu kiện thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của công ty
- Công ty đã quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường làm tiền đề cho sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Công ty tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý tiêu thụ. Những thành tích của công ty đạt được là nhờ vào kết quả đạt được của các đại lý, góp phần phát triển thị trường đưa sản phẩm của công ty bao phủ nhiều nơi. Đạt được kết quả đó là do:
+ Công ty đã phát triển các hình thức dịch vụ nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với ưu thế về năng lực vận chuyển (công ty có đội xe với số lượng là 12 chiếc), công ty đã tổ chức tốt hoạt động vận chuyển sản phẩm xi măng của công ty đến từng địa điểm tiêu thụ theo yêu cầu với giá cước thấp và tiến tới xoá bỏ cước phí đối với khách hàng mua với khối lượng lớn và đã có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty.
+ Công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng của công ty.
+ Công ty biết huy động và sử dụng hợp lý lực lượng lao động của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty coi trọng và luôn tạo mọi điều kiện để công nhân phát huy khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất, có các biện pháp để phát triển lực lượng lao động.
+ Công ty có các chính sách hợp lý khuyến khích hoạt động kinh doanh của các phần tử trung gian nhằm hướng các phần tử này thực hiện mục tiêu của công ty, thực hiện tốt các chức năng của họ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
2. Những hạn chế cần khắc phục.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục như:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty chưa hợp lý (tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp còn khá cao so với doanh nghiệp sản xuất), vấn đề phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận và các cá nhân còn chưa thống nhất làm giảm sức mạnh tổng hợp của toàn công ty. Cán bộ quản lý cần được đào tạo nâng cao trình độ
- Sự liên kết giữa công ty và các đại lý chưa chặt chẽ gây ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
- Công ty chưa đáp ứng được các dự án có quy mô một phần vì nguồn vốn, mặt khác do các cán bộ quản lý chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu.
3. Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn. tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn.
Cũng như nhiều hoạt động khác trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, công tác tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Qua phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn em nhận thấy được một số nguyên nhân chủ yếu sau ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
*Nguyên nhân chủ quan
Công ty chưa thực sự đi sâu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các bí quyết, cách thức để nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu tổn thất cho nên sức cạnh tranh của công ty trên thị trường còn chưa cao. Mặt khác công tác nghiên cứu thị trường và thực hiện các biện pháp xúc tiến bán hàng và mở rộng thị trường chưa được tốt. Công ty mới chuyển sang cơ chế tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, do đây là công việc mới cần phải có thời gian thích ứng và cán bộ làm công tác này phải được đào tạo nâng cao trình độ tổ chức quản lý thị trường.
- Do đất nước ta đang tiến đến nền kinh tế mở nên có rất nhiều công ty chuyên sản xuất xi măng mới được đưa vào sản xuất, nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh như: Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty Xi măng Chingfon, công ty Xi măng Nghi Sơn, công ty Xi măng Bỉm Sơn, công ty Xi măng Hoàng Mai và các nhà máy xi măng địa phương khác…
- Một số nguyên nhân xuất phát từ phía nhà nước như :
+ Công tác quản lý thị trường còn có nhiều sơ hở, nhiều thiếu sót nên lượng xi măng nhập lậu vào Việt Nam rất lớn. Đặc biệt là xi măng nhập từ Trung Quốc vào với giá rẻ hơn giá của Công ty rất nhiều nên đã gây rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giữa sản phẩm của công ty với sản phẩm nhập lậu trên thị trường.
+ Nhà nước ban hành các chính sách kinh tế mới cũng gây ra ảnh hưởng nhiều tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
+ Sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan quản lý thị trường cũng là nguyên nhân để dẫn tới việc có nhiều hàng giả nhái nhãn mác, kiểu dáng gây khó khăn cho công ty.
PHẦN III. CÁC BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN