TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn.docx (Trang 42 - 46)

THỤ SẢN PHẨM XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN

1. Tình hình thị trường xi măng.

Vừa qua nước ta vừa trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới WTO, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế một làn sóng đầu tư vào Việt Nam sẵp diễn ra, như vậy nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các khu công nghiệp các cụm công nghiệp là ngày càng tăng lên.

Hơn nữa cơ sở vật chất, đường sá, nhà cửa của đất nước đang trong quá trình xây dựng, cả nước là một công trường xây dựng. Khi nhu cầu về xây dựng tăng lên như vậy thì hệ quả tất yếu là phải dùng rất nhiều vật liệu xây dựng trong đó có xi măng - vật liệu không thể thiếu trong các kết cấu xây dựng. Do đó có thể khẳng định đựơc rằng trong thời gian tới nhu cầua về xi măng sẽ tăng mạnh. Mức tăng lượng xi măng này là do sự biến động hay thời gian đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng, các công trình dân dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

1.1.Thị trường trong nước.

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó cần phải xây dựng được cơ sở vật chất tương ứng cho quá tình phát triển ấy, trong đó vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng, trung tâm cho sự phát triển là yếu tố nền tảng cho sự phát triển. Mặt khác khi đời sống của người dân tăng cao thì nhu cầu về việc xây dựng nhà ở, công trình vui chơi giải trí tăng cao. Tất cả những điều trên đòi hỏi cần phải cung ứng đủ lượng vật liệu xây dựng cho quá trình ấy, trong đó có xi măng. Mặt khác khi khoa học kỹ thuật phát triển thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm (độ bền, độ chống chịu sức ép...) là rất cao. Nếu nằm bắt được nhu cầu lớn của ngành này thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất (trước đây chỉ sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm), đầu tư thêm máy móc thiết bị để nâng cao năng suất nâng cao chất lượng sản phẩm và cũng không loại trừ việc các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tiến hành liên doanh, liên kết hoặc trực tiếp xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Do đó sức ép về nhu cầu cũng lớn mà sức ép về đối thủ cạnh tranh cũng rất lớn đối với các ngành công nghiệp sản xuất xi măng.

Mặt khác do đặc điểm của các công trình xây dựng cần đến xi măng thì mùa khô là mùa được tiến hành xây dựng nhiều nhất, còn mua mưa thì ít

quản. Cho nên thường có hiện tượng vào mùa khô lượng xi măng cung cấp bao nhiêu cũng không đủ, mùa mưa thì ngược lại việc tiêu thụ là rất hạn chế.

Hiện nay trên thị trường nước ta có hai nguồn cung cấp xi măng chủ yếu là: Các công ty sản xuất xi măng của nhà nước, các công ty sản xuất xi măng liên doanh với nước ngoài.

1.2. Thị trường nước ngoài.

Đối với các nứơc trong khu vực ASEAN như là Singapo, Thái Lan, Inđônêxia... là những nước có ngành công nghiệp sản xuất xi măng rất phát triển, sản phẩm xi măng mà các nước này sản xuất ra có chất lượng cao, giá cả thấp, đa dạng về chủng loại hơn sản phẩm xi măng của Việt Nam. Hiện tại sản phẩm xi măng của họ vẫn chưa xuất khẩu nhiều vào được nước ta là do hàng rào thuế quan cao. Nhưng trong tương lai khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu cầu về cắt giảm thuế quan đối với các nước trong khối ASEAN thì khi đó các loại thế sẽ bị áp với mức thấp hoặc không áp thuế thì không có lý do gì mà các quốc này không đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam trong đó có xi măng. Vì vậy nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ bây giờ thi sản phẩm xi măng của ta khó mà có thể cạnh tranh được với sản phẩm xi măng của họ.

Còn đối với thị trường thế giới thì sản phẩm xi măng của họ (đặc biệt là các nước phát triển) thì sản phẩm xi măng của ta hiện tại vẫn kém xa sản phẩm xi măng của họ về tất cả các mặt: chất lượng, chủng loại, giá cả, dịch vụ... Tuy nhiên sức ép này là không lớn, do sự cách biệt về địa lý và sự vận chuyển bảo quản với chi phí rất cao, mặt khác sản xuất xi măng là ngành cần chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên, hơn nữa sản xuất xi măng gây ô nhiễm môi trường rất nặng, cho nên các quốc gia phát triển họ không chú trọng nhiều đến việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất này.

2. Công tác mở rộng thị trường của công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn

2.1. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty.

Khách hàng và thói quen, tập quán tiêu dùng của khách hàng là rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những

năm qua, công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn đã rất coi trọng hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường, coi đó là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và các chính sách về sản phẩm, phân phối, xúc tiến, giá cả, đảm bảo cho công ty có thể duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Công tác nghiên cứu thị trường được ban lãnh đạo của công ty thực hiện. Trong khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm) Tổng giám đốc công ty triệu tập các cán bộ lãnh đạo, các Trưởng phòng, Phó phòng ở các phòng ban để họp bàn về nghiên cứu thị trường, đề ra phương hướng phát triển thị trường trong thời gian tới. Trên cơ sở những thông tin về môi trường kinh doanh bên ngoài, các phản ánh của các bạn hàng và các đại lý tiêu thụ của công ty, ban lãnh đạo trực tiếp nghiên cứu về cơ cấu, cung cầu thị trường, cấu trúc thị trường, đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu thị hiếu của khách hàng.

Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường của ban lãnh đạo công ty và các phòng ban thực hiện công tác nghiên cứu thị trường chi tiết. Thực hiện công tác này có hai phòng ban chức năng là: Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch - Đầu tư. Các nhân viên ở hai phòng này có trách nhiệm theo dõi tình hình tiêu thụ của các đại lý, từ các báo cáo của các đại lý về hàng nhập - xuất- tồn sẽ lập ra kế hoạch về khả năng tiêu thụ của khách hàng ở từng khu vực, nhu cầu và khả năng mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Nghiên cứu, thăm dò thị trường các tỉnh và mối quan hệ với bạn hàng các tỉnh, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng thông qua các phiếu điều tra, bạn hàng buôn bán thường xuyên, thông tin trên Internet. Tuy nhiên việc điều tra thị trường của công ty nhiều khi còn mang tính hình thức và thường dựa vào các số liệu của các năm trước và các kì tiêu thụ trước. Điều đó không phản ánh được đầu đủ các yêu cầu mới của thị trường.

2.2.Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường.

Tuy việc tiến hành điều tra thị trường làm chưa được tốt nhưng công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn cũng đưa ra chiến lược của mình để có thể đưa

dựng chiến lược marketting hỗn hợp nhằm đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .

* Chiến lược marketting hỗn hợp

Chiến lược marketing hỗn hợp của công ty từ năm 2006- 2010:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn.docx (Trang 42 - 46)