Đối với Huyện:

Một phần của tài liệu Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang.docx (Trang 52 - 55)

III. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

4.Đối với Huyện:

Một là : Phải tăng cường việc tổ chức quán triệt học tập các Nghị quyết, xây dựng kế hoạch chương trình thực hiện Nghị quyết của cấp trên, đảm bảo sát với tình hình thực tế của địa phương. Xây dựng các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt phát huy được tiềm năng thế mậnh của các vùng sản xuất. Tranh thủ và thực hiện tốt sự đầu tư hỗ trợ của trên để tận dụng tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế.

Hai là : Phát huy mạnh nội lực, đặc biệt phải phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các quy hoạch đã được đầu tư xây dựng, xây dựng các trung tâm thương mại ở Tam Sơn. Hình thành phát triển các chợ nông thôn của xã cửa khẩu. Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình sản xuất hàng hoá điểm để nhân rộng. Tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm, phổ biến trang bị kiến thức kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, bằng việc tích cực đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề cho cán bộ, nông dân về kỹ thuật, nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị, và cung cấp thông tin liên lạc, đảm bảo y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường.

Ba là : Phải nâng cao năng lực của một bộ phận cán bộ từ huyện đến cơ sở chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Đặc biệt chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Phải năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế xã hội, chống tư tưởng thoả mãn, khép kín với những gì đã có trong phát triển kinh tế, phát huy năng lực của các thành phần kinh tế...

Bốn là : Phải tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình mục tiêu trong việc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, để kịp thời điểu chỉnh giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc xảy ra, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm ở các vùng kinh tế.

Thực tế đã khẳng định, mặc dù hiện nay có nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển cao, song sản phẩm của nông nghiệp chưa có một ngành nào thay thế được. Đúng như vậy “ Nông nghiệp là một trong nhữnh ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật đó để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn ” (1) . Chính vì vậy trình độ và nhận thức của con người với tự nhiên xã hội đúng đắn, từ đó sẽ làm cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới có hiệu quả. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là một quá trình trải qua nhiều nấc thang của sự phát triển. Do đó thực trạng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng có hiệu quả đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, không ngừng đổi mới và đưa ra những giải pháp thích hợp. Nó được xác định là nội dung cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nhằm chuyển nền nông nghiệp hàng hoá có trình độ khoa học nông nghiệp phát triển tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm một cách ổn định cho xã hội và cho xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Quản Bạ trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, lương thực bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, nạn thiếu đói đã được khắc phục và đẩy lùi. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở quan ba những năm qua có sự chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu thế giảm dần, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu thế tăng dần. Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị sản xuất và hiệu quả kinh tế làm thước đo trong hoạt động chỉ đạo cũng như trong thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm, tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm 80% giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp, chưa trở thành ngành sản xuất chính đặc biệt là tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng quá thấp ( 0,76%). Nguyên nhân Quản Bạ vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, năng suất lao động thấp, thu nhập của nông dân chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống nhân dân đặc biệt là hộ thuần nông còn gặp nhiều khó khăn, hộ thoát nghèo chưa thực sự bền vững vươn lên rất dễ tái nghèo khi xảy ra rủi ro ốm đau, thiên tai…

(1) Giáo trình kinh tế nông nghiệp-Trường ĐH Kinh tế quốc dân. NXB Thống kê HN - 2004 (Tr5)

Một số chương trình huyện đề ra chưa thường xuyên đôn đốc chỉ đạo kiểm tra nên kết quả đạt thấp, khả năng tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ và tinh thần vươn lên ở một bộ phận nhân dân còn hạn chế thiếu năng động sáng tạo. Đất đai chưa khai thác còn nhiều, lao động phổ thông dư thừa, lao động chất lượng

thiếu nghiêm trọng, thị trường nông sản còn hạn hẹp, đơn điệu, sức mua thấp. Đó cũng chính là một lực cản trong phát triển nền kinh tế.

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp ở Quản Bạ đã nêu : Trong những năm tới Huyện cần tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh cây lương thực sang nông nghiệp hàng hoá, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp .

Huyện đã xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong những năm tiếp theo. Việc chuyển dịch kinh tế là nhiệm vụ bức thiết trong giai đoạn hiện tại, một mặt Quản Bạ cần tổng kết thực tiễn một cách toàn diện, mặt khác cần tìm tòi nghiên cứu những giải pháp phù hợp và có hiệu quả cao bằng “Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng, hiệu quả, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế từ sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng đàn gia súc : trâu, bò, dê và phát triển hoa, rau, đậu tương, ấu tẩu, thảo quả, cỏ chăn nuôi làm trọng tâm chủ đạo. Xây dựng phát triển chợ gia súc tại thị trấn Tam Sơn. Xây dựng mô hình kinh tế hộ, mô hình trang trại chăn nuôi đại gia súc ở Thanh Vân, Đông Hà...”. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ và chỉ đạo thống nhất từ TW đến địa phương về đường lối chính sách và công cụ quản lý kinh tế mới để có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho nông nghiệp phát triển theo hướng có hiệu quả, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mục đích cuối cùng đó là KTNN phát triển theo con đường “ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn phải đạt các mục tiêu cơ bản về kinh tế – văn hoá - xã hội là xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển và tăng trưởng bền vững với nhịp độ cao trên cơ sở kỹ thuật, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, nhằm giải phóng sức sản xuất, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn, xây dựng nông thôn theo hướng văn mimh, hiện đại” (1).

Trên đây là những kết quả nghiên cứu tổng hợp toàn bộ chuyên đề thực tập dựa trên những số liệu thực tế tại đại phương, các thông tin, cơ sở lý luận bài viết trong các tài liệu tham khảo. Sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn thực tập đã giúp Tôi hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề. Song do nguồn tài liệu tham khảo, trình độ còn hạn chế chuyên đề này không tránh khỏi khiếm khuyết kính mong được sự hướng dẫn sửa chữa của các thầy giáo hướng dẫn thực tập để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng em xin cam đoan thực hiện đúng theo Quy chế của Bộ Giáo dục - Đào tạo, của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Của Khoa Khoa học quản lý, yêu cầu của Giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập tại cơ sở để viết báo cáo chuyên đề thực tập này, là cá nhân bản thân đã tự tìm tòi thu thập số liệu thực tế tại địa phương huyện quan ba tỉnh Hà Giang, trên cơ sở có vận dụng, trích dẫn, xem xét kết cấu cách trình bày bố cục của một số chuyên đề thực tập khoá trước, nguồn kiến thức ở các tài liệu sách báo, tạp chí đã nêu trong

Một phần của tài liệu Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang.docx (Trang 52 - 55)