_Ngoài những nguyên nhân trên góp phần vào việc tăng rủi ro tín dụng của Ngân hàng còn có tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp phải thực hiện quy chế cho vay của Ngân Hàng đối với khách hàng, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình cho vay cụ thể của Ngân Hàng. Trong đó cán bộ tín dụng phải trực tiếp thực hiện các công việc sau:
+ Tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng.
+ Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và phù hợp của hồ sơ vay và các điều kiện khi vay vốn.
+ Thẩm định kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi, tính hiệu quả của dự án xin vay.
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc việc trả
lãi và nợ gốc đúng hạn.
Một khi thực hiện xong các công việc đó, thu đủ gốc và lãi cho Ngân hàng thì cơ bản coi như đã hoàn thành một khoản cho vay. Bên cạnh đó, ngoài việc phân công cán bộ tín dụng phụ trách các doanh nghiệp nhà nước, còn phải phân công cán bộ trực tiếp phụ trách khách hàng vay vốn là các công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, cán bộ công nhân viên,… Đối tượng vay này rất phức tạp, tài sản thế chấp đa dạng, mức vay lớn từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí tới hàng tỷ đồng, hàng chục tỷ đồng. Do đó, cường độ làm việc của cán bộ tín dụng rất lớn, phải thường xuyên bám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế
chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trường của tài sản đảm bảo nợ
vay…Mặt khác do số lượng người vay ngày càng đông nên khối lượng công việc các cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều, song do số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong khoảng thời gian làm việc trong ngày và ngày làm việc trong tuần nên dễ dẫn đến tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng, do khối lượng công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn. Đôi khi, họ buộc phải làm thêm ngoài giờ, làm cả buổi tối và ngày chủ nhật. Vì vậy, đôi khi một số cán bộ tín dụng không thực hiện đúng với quy trình đề ra, sơ xuất trong hồ sơ
cho vay, dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút. Tuy nhiên rủi ro do nguyên nhân này rất ít xảy ra tại Ngân Hàng.
_ Việc chưa thu thập đầy đủ các giấy chứng nhận như giấy chứng nhận hành nghề, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép xây dựng nhà xưởng..., của khách hàng có ngành nghề kinh doanh có điều kiện là thiếu cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bởi vì đối với một số ngành, nếu thiếu các giấy chứng nhận trên thì có thể sẽ không được phép tiếp tục hoạt động, từđó sẽ dẫn đến rủi ro là không hoàn trảđược nợ.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ
Kinh doanh Ngân hàng là một lĩnh vực mà yếu tố rủi ro có vị trí quyết định
đến tồn tại và đứng vững của một Ngân hàng. Trong hoạt động của Ngân hàng rủi ro là yếu tố thường xuyên xảy ra không thể nào tránh khỏi do các yếu tố
khách quan hay chủ quan gây ra. Tùy theo mức độ tác động mà rủi ro có thểảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, hệ thống Ngân hàng hay nền kinh tế. Hiểu
được điều đó, từ việc phân tích rủi ro và những nguyên nhân gây ra rủi ro, NHNN&PTNT huyện Long Hồđưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và phong ngừa rủi ro như sau:
5.1. KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO NĂNG LỰC, ĐẠO ĐỨC, KIẾN THỨC CHO CÁN BỘ TÍN DỤNG
Việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho cán bộ tín dụng là việc làm thiết yếu cho hiệu quả tín dụng. Bởi vì một khách hàng khi đến với Ngân hàng trước tiên sẽ tiếp xúc với cán bộ tín dụng. Vì vậy lực lượng cán bộ tín dụng là lực lượng quyết định quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức sâu rộng, năng lực làm việc tốt để có các khoản tín dụng chất lượng sẽ làm hạn chế rủi ro. Muốn được như vậy thì bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Ngân hàng thì Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa những phong trào thi đua như hội thi cán bộ
giỏi, tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân tập thể có thành tích cao trong công việc về tinh thần và vật chất. Đồng thời với việc khen thưởng là kỹ luật những cá nhân, tập thể có hành vi sai trái, làm việc không có hiệu quả trong công việc.
Bên cạnh đó, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho tất cả cán bộ công nhân viên như: luật Ngân hàng, luật đất đai, luật dân sự…Sự nắm vững này giúp cho Ngân hàng chọn lọc được các đối tượng: doanh nghiệp, hộ sản xuất…cho
vay có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi nên giữđược an toàn và hiệu quả trong cho vay vốn.
Tuy nhiên chỉ ở năng lực chuyên môn, sự hiểu biết đa dạng vẫn chưa đủ mà
đòi hỏi cán bộ tín dụng còn phải có đạo đức tốt để có được các khoản tín dụng lành mạnh. Tóm lại, mỗi cán bộ tín dụng không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức rèn luyện đạo đức là việc làm thiết thực đem lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng.