Các khái niệm và tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi giới:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại CTCPCK Hoàng Gia.doc (Trang 31)

0.5.1 Quy trình môi giới chứng khoán

Quy trình môi giới chứng khoán trong công ty chứng khoán bao gồm các bước sau:

Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Khách hàng được hướng dẫn thủ tục mở tài khoản: điền thông tin vào “ Giấy mở tài khoản ” bao gồm các thông tin theo luật pháp quy định và các thông tin khác tuỳ theo yêu cầu của công ty chứng khoán. Bộ phận quản lý tài khoản khách hàng của công ty phải kiểm tra tính chính xác của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt động của tài khoản những thay đổi của thông tin cũng cần được cập nhật. Tài khoản giao dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:

Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể mua bán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này. Tuy nhiên loại tài khoản này yêu cầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán.

Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để mua bán chứng khoán có ký quỹ. Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn lại khách hàng có thể vay công ty chứng khoán thông qua tài khoản bảo chứng. Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịu một lãi suất khá cao, thường là cao hơn lai suất cho vay của ngân hàng, ngược lại khách hàng có thể mua số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ. Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tài khoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết.

Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng:

Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn. Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh. Việc phát lệnh có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông

qua điện thoại, telex, fax, hay hệ thống máy tính điện tử… tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường.

Bước 3: Thực hiện lệnh:

Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh, kiểm tra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó công ty chuyển lênh tới sở giao dịch để thực hiện.

Trên thị trường tập chung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh của thị trường tuỳ theo phương thức đấu giá của thị trường. Trên thị trường OTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và công ty chứng khoán nếu công ty này là nhà tạo lập thị trường.

Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh

Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một bản xác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện. Xác nhận này giống như một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng.

Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch:

Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài khoản của các công ty chứng khoán tại các ngân hàng. Đối với việc đối chiếu bù trừ chứng khoán do trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thông qua hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán. Việc bù trừ kết quả giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán.

Đến ngày thanh toán, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ ngân hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục giao dịch tại Sở giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại công ty chứng khoán.

0.5.2 Khái niệm chất lượng môi giới:

Khái niệm chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán

Hoạt động môi giới chứng khoán đã ra đời từ rất sớm, song song với sự ra đời của TTCK. Ở mỗi thị trường, hoạt động môi giới chứng khoán phát triển với một mức độ nhất định. Hoạt động này ra đời và phát triển xuất phát từ đòi hỏi khách quan của thị trường, và nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Vì vậy có thể hiểu chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán thể hiện ở những lợi ích mà nó mang lại cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

Xét về giác độ của một công ty chứng khoán

Hoạt động môi giới chứng khoán đạt chất lượng tốt khi:

Làm tăng vị thế và uy tín của công ty đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước. Đem lại khoản thu lớn thường xuyên và ổn định cho công ty. Muốn đạt được điều đó, CTCK phải cung cấp các dịch vụ môi giới nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, có sức cạnh tranh song vẫn đảm bảo tính an toàn và sinh lợi đồng thời vẫn tuân thủ đúng pháp luật và các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Xét về giác độ khách hàng

Thông qua các dịch vụ môi giới mà khách hàng có được cơ hội đầu tư, kiếm thêm được nhiều lợi nhuận. Mức phí môi giới thấp. Thủ tục gọn nhẹ, nhập lệnh nhanh và chính xác. Được hưởng một số lợi ích đi kèm như: được vay tiền để đầu tư có đảm bảo bằng chứng khoán…

Xét về giác độ nhân viên môi giới

Nhân viên môi giới được nhận thù lao một cách thoả đáng và được hưởng những chế độ đãi ngộ thích hợp. Nhân viên môi giới được đánh giá là có kinh nghiệm, có kiến thức, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình và làm việc vì lợi ích của khách hàng

0.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán khoán

Đối với CTCK việc đánh giá chất lượng hoạt động môi giới chính là để nhằm phát triển nó. Vì vậy công ty không thể chỉ đánh giá những lợi ích hiện tại mà hoạt động môi giới đem lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Do đó hệ thống các chỉ tiêu được đánh giá chất lượng hoạt động môi giới bao gồm những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà công ty đạt được từ hoạt động môi giới.

Thực tế hiện nay, tại Việt Nam chưa có một hệ thống các chỉ tiêu thống nhất nào phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán. Tuy nhiên theo người viết chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán có thể được đánh giá bằng cách xem xét một số chỉ tiêu chỉ tiêu định lượng sau:

Tổng khối lượng giao dịch tại công ty chứng khoán: là tổng giá trị giao dịch khớp lệnh tại công ty chứng khoán.

Số tiền giao dịch tại công ty chứng khoán từ nếu tăng lên qua các năm thể hiện quy mô hoạt động môi giới tăng lên, điều đó cho thấy hoạt động môi giới đang trong giai đoạn phát triển và đang được mở rộng, cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng

hoạt động môi giới. Tuy nhiên cần phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu khác để đảm bảo việc ra quyết định chính xác.

Doanh thu từ hoạt động môi giới là tổng giá trị mà công ty thu được từ phí môi giới mà khách hàng trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của hoạt động môi giới của công ty.

Doanh thu từ hoạt động môi giới được phân tích ngoài số tuyệt đối còn phải được xem xét trong mối tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của ngân hàng, tức là tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới trong tổng doanh thu của công ty. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động môi giới trong CTCK. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động môi giới

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản tiền mà CTCK đã bỏ ra để thực hiện việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ môi giới nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chi phí cho hoạt động môi giới không những phản ánh số tiền mà Công ty đã chi trả trong hoạt động môi giới mà còn cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động môi giới. Nếu chi phí cho hoạt động này mà lớn thì hoạt động môi giới là không hiệu quả.( chi phí môi giới nếu lớn hơn 90% doanh thu thì được gọi là không hiệu quả)

Lãi thu được từ hoạt động môi giới

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới

Doanh thu từ hoạt động môi giới

Đây cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng cho biết khả năng sinh lời của hoạt động môi giới. Lãi từ hoạt động môi giới là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong hoạt động môi giới để đạt được doanh thu đó. Công thức như sau:

Lãi từ hoạt động môi giới = Doanh thu từ hoạt động môi giới – Chi phí từ hoạt động môi giới

Biểu phí môi giới cạnh tranh

Để bắt đầu tìm đến CTCK nào để giao dịch, phí môi giới là một trong những yếu tố đầu tiên mà khách hàng xem xét. Một biểu phí cao hơn tương đối so với các CTCK khác sẽ làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

Công nghệ: bao gồm những yếu tố sau:

Thời gian chuyển lệnh: từ khoảng thời gian khách hàng viết lệnh cho đến khi người môi giới chuyển lệnh vào hệ thống không được quá một phút.

Khả năng thực hiện lệnh: không được có bất kì lỗi nào đối với lệnh của nhà đầu tư.

Giao dịch qua mạng: Nhà đầu tư có thể theo dõi lệnh và chi tiết tài khoản, đặt lệnh của mình trực tiếp qua mạng. Phải có các dịch vụ kèm theo khi nhà đầu tư truy cập vào tài khoản mỗi ngày như : bản phân tích, thống kê giao dịch, tư vấn trực tiếp…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN HOÀNG GIA.

0.6 Khái quát về Công ty CP Chứng Khoán Hoàng Gia.0.6.1 Giới thiệu công ty: 0.6.1 Giới thiệu công ty:

0.6.1.1 Lịch sử hình thành:

Kể từ khi Merill Lynch, một công ty tư vấn và quản lý tài sản chuyên nghiệp, ngân hàng đầu tư toàn cầu có uy tính, công bố bảng phúc trình "Buy Vietnam The Emerging of ASEAN" do Stephen Corry và Willie Chan thực hiện vào tháng 02/2006, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một bước phát triển ngoạn mục. Dưới nhiều góc độ phân tích của Merill Lynch, viễn cảnh tốt đẹp của thị trường chứng khoán Việt Nam đã hâm nóng và kích hoạt thị trường chứng khoán Việt Nam một cách mạnh mẽ. Số công ty niêm yết gia tăng mạnh, giá cổ phiếu gia tăng liên tục đã lôi kéo nhiều nhà đầu tư thuộc mọi tầng lớp tham gia vào sàn chơi chứng khoán mà trước đây vốn chỉ dành cho các cán bộ về hưu, cán bộ công chức. Bên cạnh đó, trong những cuối năm 2006, sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã làm cho môi trường đầu tư của Việt nam trở nên hấp dẫn hơn. Lượng nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một tăng thêm, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Triễn vọng phát triễn nhanh của thị trường chứng khoán đòi hỏi hệ thống các công ty chứng khoán phải phát triển nhanh về lượng và chất để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng khắt khi của giới đầu tư. Nắm bắt thời cơ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, một nhón cán bộ có kiến thức, có kinh nghiệm của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với lãnh đạo của một số doanh nghiệp đang kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau quyết định hình thành Công ty cổ phần chứng khoán

Hoàng Gia (ROSE)với ước mơ có thể từng bước khẳng định tên tuổi và thương hiệu chứng khoán Hoàng Gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chính thức nhận được giấy phép thành lập vào ngày 28 tháng 12 năm 2006, ROSE được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép thực một loạt các dịch vụ bao gồm: môi giới mua bán chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tự doanh, tư vấn tài chính và đầu tư.

 Tên đầy đủ : Công ty cổ phần chứng khoán Hoàng Gia

 Tên giao dịch quốc tế :ROYAL SECURITIES Co.,Ltd (viết tắt là ROSE).

 Trụ sở chính : Số 15 Pasteur, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

 Điện thoại : + (84-8) 38247948  Fax : + (84-8) 38247950  Website : www.rose.com.vn  Email : contact@rose.com.vn 0.6.1.2 Ban lãnh đạo: Hội Đồng Quản Trị

Ông Hồ Công Hưởng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc

Ông Hồ Công Hưởng là sáng lập viên của Công ty cổ phần chứng khoán Hoàng Gia (ROSE). Trước khi gia nhập vào ROSE, Ông Hồ Công Hưởng là Giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Viêt Nam, một trong 2 Công ty Chứng khoán đầu tiên tại Viêt Nam. Trước đó, với trên 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ, Ông Hưởng cũng đã từng giữ nhiều trọng trách trên các cương vị khác nhau tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam như Phó Trưởng Ban nghiên cứu chiến lược, Trưởng Phòng Kế hoạch Phát triển, Phó Giám đốc Sở Giao dịch I.

ngày mới thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và vẫn còn tiếp tục làm việc trong ngành chứng khoán cho đến nay. Nhận học vị Tiến sỹ kinh tế vào năm 2002, Ông Hưởng là giảng viên thỉnh giảng của Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Quản trị kinh doanh), Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng. Ông là tác giả của trên 20 bài viết đăng tải trên các tạp chí có uy tín trong nước. Lĩnh vực nghiên cứu của Ông: Quản trị tài sản/nợ tại các ngân hàng thương mại, quản lý danh mục đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật.

Ông Đoàn Nguyên Thu - phó chủ tịch hội đồng quản trị

Ông Đoàn Nguyên Thu là sáng lập viên và là Phó Chủ Tịch Hội đồng quản trị của ROSE. Ông Thu hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.Trước đó, Ông Thu đã từng giữ chức vụ Trợ lý Giám đốc, phụ trách mảng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Hoàng Anh Sài Gòn. Ông Thu nhận học vị MBA, chuyên ngành kinh doanh quốc tế, tại trường California State University, Fullerton (Mỹ).

Hồ Thị Cẩm Trang - Ủy Viên Hội Đồng Quản Trị, Giám Đốc Mại Vụ

Bà Hồ Thị Cẩm Trang là một trong những sáng lập viên của ROSE. Bà đã tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế) năm 2000 và nhận nhận học vị MBA, chuyên quản trị kinh doanh của trường University of Hawaii at Manoa (Mỹ) năm 2009. Trước khi gia nhập ROSE vào năm 2006, bà Trang đã có nhiều năm làm việc cho các tập đoàn của Singapore và Hồng Kông.

0.6.1.3 Triết lý kinh doanh:

Nhận thức và xác định tài sản quý giá nhất của ROSE là con người và danh tiếng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại CTCPCK Hoàng Gia.doc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w