5. Kết cầu của chuyên đề
3.1.1. Diễn biến trên thị trường than Thế giới 2008
Trong thời gian cuối năm 2007, đầu năm 2008, thị trường than thế giới tiếp tục có nhiều biến động mạnh mẽ với mức giá liên tục tăng do một số nguyên nhân:
- Kinh tế thế giới và khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về năng lượng nói chung và than noi riêng tăng cao.
- Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất than Trung Quốc, Canađa, Nga trong mùa đông năm 2008 đã đình trệ hoạt động khai thác và vận tải than cũng như đẩy nhu cầu sử dụng than cho mùa đông tăng cao.
- Mưa lớn gây lụt lội lớn tại Australia xảy ra vào đầu năm 2008 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, hoạt động giao than của cá nhà cung cấp than Úc. Hậu quả là một loạt các hộ sản xuất than của Úc như Xtratta, Rio Tinto đã phải tuyên bố bất khả kháng và cắt giảm giao hàng cho các cho các thị trường dẫn đến nhu cầu mua than giao hàng ngay, đẩy giá than giao hàng chuyến tăng mạnh đột biến.
- Bên cạnh đó, chính sách hạn chế xuất khẩu, tăng thuế xuất của Chính phủ Trung Quốc cũng khiến cho tình trạn cung vượt quá cầu trên thị trường than toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng. Hiện tại, Trung Quốc đang tạm dừng xuất khẩu than nhiệt năng (cho điện) để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
trên 2 lần so với giá hợp đồng 2007. Giá than giao hàng chuyến đối với than nhiệt năng 6700Kcal/kg của Úc và Nam Phi phổ biến ở mức 110-115 USD/tấn. Than nhiệt năng Trung Quốc có nhiệt lượng 6200Kcal/kg đang được định giá ở mức 103 USD/tấn, than nhiệt năng 5900Kcal/kg của Indonexia đang được giao dịch ở mức giá 80.31 USD/tấn. Điều này phản ánh thị trường đang rất căng thẳng, cung - cầu ở tình trạng mất cân bằng. Theo ý kiến của các chuyên gia, tình hình này dự kiến sẽ kết thúc vào Quí II, khi mùa đông kết thúc. Tuy nhiên, giá hợp đồng năm 2008 được dự báo chắc chắn sẽ vượt mức 100 USD/tấn, tăng khoảng 2 lần so với giá 2007 (khoảng 52-54 USD/tấn)
- Than Coking và Coke: nhìn chung giá than hard coking, semi-soft coking, than PCI cho hợp đồng năm 2008 đều dược dự báo sẽ tăng 2,3-2,6 lần so với giá hợp đồng năm 2007.
- Than Antraxit: Theo xu hướng giá than đang diễn biến trên thị trường cũng như dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường, sự kiến antraxit Việt Nam có thể đạt được mức giá tăng không dưới 70% so với giá hợp đồng 2007. Đối với những loại than chất lượng cao, có khả năng sử dụng thay thé một phần coke trong công nghệ luyện kim có thể đạt được mức tăng tương đương của than coking/coke trên thị trường. Tuy nhiên, do thị trường vẫn tiếp tục biến động trong quý I/2008, nên xu hướng thị trường 2008 chưa thực sự rõ ràng. Hiện tại, các nhà cung câp than đang có động thái chờ đợi quyết định của nhà cung cấp than lơn nhất của úc là BMA (Billiton Mitsubishi Ailance), trong khi nhà cung cấp này lại chưa đưa ra bất kì quan điểm nào về giá áp dụng cho hợp đồng 2008 cũng như chưa có kế hoạch đàm phán cụ thể.
Với những diễn biến như trên của thị trường than thế giới, cho thấy cơ hội tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu của than Việt Nam là rất lớn. Điều này
các nguồn lực cần thiết để nắm bắt thời cơ kinh doanh, góp phần nâng cao doanh thu xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh chung của toàn Tập đoàn. Cần tính toán, xem xét đến việc tăng giá trị xuất khẩu thay vì tăng khối lượng xuất khẩu. Cũng như dầu thô xuất khẩu, công tác nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo xuất khẩu than có hiệu quả hơn.