Về xuất khẩu than:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.DOC (Trang 91 - 92)

5. Kết cầu của chuyên đề

3.4.2.Về xuất khẩu than:

Không nên giới hạn xuất khẩu mà chỉ yêu cầu TKV đảm bảo mức xuất khẩu hợp lý trên cơ sở cân đối cung - cầu và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ưu tiên cung ứng đủ than cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp quan trọng của nước nhà. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, không nên cấm hoặc hạn chế xuất khẩu than bằng biện pháp hành chính mà bằng cơ chế chính sách, nhất là cơ chế giá than. Chẳng hạn, ở Trung Quốc mấy năm gần đây, nhờ áp dụng chính sách giá than trong nước cao phù hợp với giá nhập khẩu than nên họ không những đã hạn chế việc xuất khẩu than mà còn làm cho việc sử dụng than trong nước tiết kiệm, hợp lý hơn; đồng thời đẩy mạnh được phát triển sản lượng than từ trên 1,0 tỉ tấn năm 2000 lên trên 2,0 tỉ tấn năm 2005 (tăng 2 lần trong vòng 5 năm).

Chỉ nên hạn chế xuất khẩu những chủng loại than mà trong nước có nhu cầu cao chẳng hạn than dùng cho các hộ điện và xi măng. Còn đối với những loại than mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng (như than cục 5, than cám 6, cám 7 dùng trong công nghiệp thép) hoặc không sử dụng do chất lượng quá xấu (than cám 10, 11, 12, than bùn) thì Nhà nước nên khuyến khích xuất khẩu để thu về ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động tái đầu tư phát triển sản xuất.

phần than khai thác đưa về nước họ. Nếu không cho xuất khẩu, việc thu hút được đối tác đầu tư khai thác than vùng này sẽ gặp khó khăn, nhất là trong giai đoạn đầu tiến hành khai thác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.DOC (Trang 91 - 92)