Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.DOC (Trang 84 - 86)

5. Kết cầu của chuyên đề

3.2.3. Mục tiêu cụ thể

- Về lĩnh vực thăm dò than, Chiến lược xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên than nằm dưới mức -300 m đến đáy tầng than ở bể than Quảng Ninh, đồng thời thăm dò tỉ mỉ một phần bể than Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2015 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2010 gia tăng trữ lượng than xác minh để có thể huy động vào khai thác khoảng 46- 51 triệu tấn than nguyên khai, đến năm 2015: khoảng 50 - 55 triệu tấn than nguyên khai, đến

Các biện pháp tổng hợp sẽ được áp dụng để quản trị hiệu quả tài nguyên than, phấn đấu đến năm 2015 giảm tổn thất chung của toàn ngành xuống dưới 30% và đến năm 2025 xuống dưới 25%.

- Về khai thác than, sẽ khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước để sử dụng lâu dài, phấn đấu sản lượng than sạch đạt 40-43 triệu tấn vào năm 2010, 48-51 triệu tấn vào năm 2015, 55-58 triệu tấn vào năm 2020, 58- 61 triệu tấn vào năm 2025, nâng sản lượng than sạch lên khoảng 200 triệu tấn vào năm 2050; Duy trì và giảm dần các mỏ lộ thiên, đầu tư mới thêm một số mỏ hầm lò có công suất cao, dôdng bộ và hiện đại ở khu vực Quảng Ninh và bể than đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá công nghệ khai thác hầm lò.

- Về sàng tuyển và chế biến than: Đầu tư đồng bộ để phát triển các cơ sở sàng tuyển, chế biến than phù hợp với sản lượng khai thác, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nước về số lượng và chủng loại;

- Về xuất khẩu than: xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu than để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước: đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn, đến năm 2015 giảm còn 5 triệu tấn, sau 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu; chỉ xem xét xuất khẩu một lượng hợp lý than cục, than cám chất lượng và giá trị cao mà trong nước chưa sử dụng hết để nhập khẩu chủng loại phù hợp cho công nghiệp luyện thép, bổ sung phần than thiếu hụt trong nước theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế.

- Về thị trường than: phấn đấu đến năm 2010 thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than, không phân biệt thành phần kinh tế.

sử dụng than phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của ngành.

3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.DOC (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w