dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên này một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm gần đây. Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi.
* Nước khoáng và nước nóng
Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có khoảng 350 nguồn
nước khoáng và nước nóng, trong đó nhóm chứa Carbonic tập
trung ở nam Trung bộ, đông Nam bộ và nam Tây nguyên;
nhóm chứa Sulfur Hydro ở Tây Bắc và miền núi Trung bộ;
nhóm chứa Silic ở trung và nam Trung bộ; nhóm chứa Sắt ở
đồng bằng Bắc bộ; nhóm chứa Brom, Iod và Bor có trong các
trầm tích miền võng Hà Nội và ven biển vùng Quảng Ninh;
nhóm chứa Fluor ở nam Trung bộ....Phần lớn nước khoáng
cũng là nguồn nước nóng, gồm 63 điểm ấm với nhiệt độ từ
300C - 400C; 70 điểm nóng vừa với nhiệt độ từ 410C - 600C và 36 điểm rất nóng với nhiệt độ từ 600C - 1000C; hầu hết là mạch ngầm chỉ có 2 mạch lộ thiên thuộc loại ấm gặp ở trung Trung
bộ và ở đông Nam bộ. Từ những số liệu trên cho thấy rằng tài
nguyên nước khoáng và nước nóng của Việt Nam rất đa dạng
về kiểu loại và phong phú có tác dụng chữa bệnh, đồng thời có tác dụng giải khát và nhiều công dụng khác.
3.2 Tình trạng ô nhiễm nước
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạngđáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên