Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, theo khu vực thành thị nông thôn, dân số hoạt động kinh tế.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 27 - 29)

- nông thôn, dân số hoạt động kinh tế.

+ cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có tác động đến số lượng nguồn nhân lực. Cơ cấu tuổi biến đổi theo hướng trẻ hóa do tỷ lệ sinh đẻ cao sẽ dẫn đến tăng nhanh nguồn nhân lực trong 15 năm sau đó. Ngược lại cơ cấu tuổi của dân số biến đổi theo hướng lão hóa, nguồn nhân lực sẽ giảm dần. Do đó điều tiết quá trình dân số hợp lý sẽ đảm bảo phát triển nguồn nhân lực hợp lý.

Tuổi là biến cố quan trọng nhất trong việc nghiên cứu mức sinh mức chết. Cơ cấu tuổi là chỉ tiêu không thể thiếu để thiết kế hệ thống giáo dục, đào tạo và chăm sóc y tế cộng đồng.

Cơ cấu giới tính là sự phân chia số dân thành hai bộ phận nam và nữ. Cơ cấu giới tính cũng có vai trò quyết định để cân bằng sinh thái của cộng đồng trong những mối liên hệ xã hội và kinh tế mật thiết.

- Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị nông thôn là sự phân chia dân số theo khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ dân số chia theo khu vực thành thị nông thôn là số đo mức độ đô thị hóa của một tỉnh, một vùng lãnh thổ cũng như cả nước.

- Dân số hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế.

- Dân số - nguồn nhân lực và việc làm: trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu về lao động đều chịu sự tác động sâu sắc bởi phát triển kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên mà còn bởi yếu tố dân số.

- Di dân trong cuộc sống, con người di cư bởi nhiều nguyên nhân với nhiều mục đích khác nhau và vào các thời điểm khác nhau. Quá trình này chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế và xã hội.

- Di dân cũng diễn ra theo độ tuổi, giới tính, theo khu vực nông thôn – thành thị, nông thôn – nông thôn, là nhân tố tác động đến số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực theo khu vực.

Từ góc độ yêu cầu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong cả nước cũng như ở các vùng kinh tế, dễ dàng nhận ra rằng: nếu bốn chỉ tiêu đầu tiên tương đối dễ có khả năng dự báo xu hướng phát triển để tìm ra những nhân tố định lượng có quan hệ và ảnh hưởng phức tạp hơn nhều do tính chất tự phát , năng động linh hoạt, không kiểm soát được nó.

Các quá trình biến động dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng và đi kèm theo nó

là việc làm. Thực tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, mối quan hệ giữa dân số và nguốn nhân lực cần xem xét từ nhiều phương diện khác nhau.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 27 - 29)