Đặc điểm về điều kiện tự nhiê n:

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM

2.1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiê n:

Việt Nam là một dải đất hình chữ ‘S’, nằm ở bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc ( 1150 km ), phía tây giáp Lào, Campuchia (1650 km với Lào, 930 km với Campuchia ), phía đông, nam và tây nam là biển Đông ( với đường bờ biển kéo dài hơn 3260 km từ Hà Tiên lên Móng Cái ), biên giới đất liền dài hơn 3700 km, với hàng ngàn đảo lớn nhỏ và 500.000 km2 thềm lục địa. Biển Đông cũng thuộc chủ quyền nước ta. Đièu đó đã được tuyên bố trong văn kiện ngày 12 tháng 5 năm 1977 của chính phủ.

Điểm cực Bắc: thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, kinh độ 105°20'Đ, vĩ độ 23°23'Đ. Điểm cực Nam: mũi Rạch Tàu, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, kinh độ 104°40'Đ, vĩ độ 8°27'B. Điểm cực Đông trên đất liền: mũi Đôi, bán đảo Hòn Gốm, tỉnh Khánh Hoà, kinh độ 129°27'Đ, vĩ độ 12°40'B. Điểm cực tây: A Pa Chải - Tá Miếu(thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).

Việt Nam có hai vùng đồng bằng lớn nằm ở Bắc Bộ và Nam Bộ là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (đồng bằngNamBộ).

Đồng bằng châu thổ sông Hồng ở phía Bắc, có diện tích khoảng 15.000km2, được bồi tụ bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình. Người

Việt cổ xưa đã định cư tại nơi giao nhau của hai dòng sông. Đây cũng là cái nôi của nền văn minh Việt Nam và văn hóa lúa nước.

Đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam do phù sa của hệ thống sông Cửu Long (sông Mê Kông) bồi đắp, diện tích trên 40.000km2. Đây là vùng đất phì nhiêu với khí hậu thích hợp, do đó đã trở thành vùng trồng lúa lớn nhất Việt Nam. Đồng bằng được đan chéo bởi hàng ngàn con sông lớn nhỏ, kênh rạch chằng chịt, tạo nên một hệ thống tưới tiêu thuận lợi. Nối hai vùng đồng bằng lớn là một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy suốt từ Bắc vào Nam, được ví như cây đòn gánh gánh hai vựa lúa của Việt Nam ở Bắc và Nam Bộ.

Diện tích Việt Nam vào khoảng 329.314km², kéo dài từ bắc vào nam trên 3000 km, phình rộng ở 2 đầu, hẹp ở giữa, vị trí sát biển Đông nên là một cửa ngõ cho giao lưu về kinh tế văn hóa . Trong đó đất liền: khoảng 324.480 km², biển nội thuỷ: hơn 4.200 km²

Hướng núi ở phía bắc Việt Nam chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Từ đèo Hải Vân trở vào địa hình chuyển hướng đột ngột, hướng núi gần như là Băc - Nam, càng vào sâu các nét cấu trúc như bị xóa mờ vì những lớp phủ bazan khá dày đặc.

Khí hậu việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển trung quốc, qua vịnh bắc bộ, mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên

mưa nhiều. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây lên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất. sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21°C-28°C.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 38 - 40)