- Trong thời gian tới , Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi về nguồn
hàng nội địa cũng như chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Thương mại.
- Giảm thuế nhập khẩu đối với vật tư, linh kiện để sản xuất những thiết bị mà trong nước chưa sản xuất được hay còn thiếu.
- Chống buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ,chính sách tài chính.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu.
- Hoàn thiện hê thống pháp luật, tạo môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Nhà nước cần có chính sách vay vốn thông thoáng, tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách nhanh nhất, giúp họ nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
- Cải cách triệt để thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, tránh việc gây phiền nhiễu do các doanh nghiệp đồng thời ngăn chặn triệt để tình trạng vòi tiền ăn hối lộ của một số cán bộ của các cơ quan này.
- Nhà nước cần phải có những chính sách bảo vệ người tiêu dùng
- Vấn đề về thuế cũng nên quan tâm. Nó cũng ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước cần ban hành những
chính sách thuế hợp lý giúp cho các doanh nghiệp sử dụng được dễ dàng, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng là người quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
- Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua hệ thống thông tin của phòng thương mại Việt Nam.
- Cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về sự biến động của thị trường như giá công nghệ, nguyên liệu, sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá…
- Cung cấp các văn bản mới nhất, các quy định cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành về việc thực hiện hoạt động kinh doanh để công ty có phương án phù hợp với các thay đổi đó.
- Sự quan tâm của Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp nên Nhà nước cần phải theo dõi sát sao các hoạt động của các doanh nghiệp để có thể đưa ra các chính sách phù hợp ở tầm vĩ mô tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
- Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý đối với nền kinh tế - xã hội vì khả năng kìm chế lạm phát còn yếu, chưa vững chắc. Cần cải tiến công tác điều hành của Nhà nước theo hướng đảm bảo sự nhất quán trong các quyết định, phối hợp đồng bộ giữa cac cấp quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Đổi mới hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu, tiếp tục đổi mới, bổ sung và đồng bộ hóa hệ thống luật kinh tế của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về thị trường, bản thân doanh nghiệp cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nhận thức được vấn đề này mới có thể tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường. Đó chính là bí quyết thành công của những doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển trên thị trường. Trong những năm qua, công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An đã đạt được một số thành tựu nổi bật và trở thành công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghệ có uy tín, có vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên hệ thống kênh phân phối của công ty vẫn chưa hoàn chỉnh. Qua thời gian thực tập tại công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, em đã có được sự hiểu biết tương đối về các hoạt động của công ty, đặc biệt là hoạt động
tiêu thụ sản phẩm. Với đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An ” nhằm
mục đích phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, những tồn tại và thành tích đạt được của công ty trong thời gian gần đây. Từ đó em đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường với hy vọng công ty có thể áp dụng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.
Trên đây là toàn bộ chuyên đề thực tập của em tại công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An. Để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa quản trị trường Cao đẳng Tài chính-Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đỗ Tiến Tới cùng sự giúp đỡ của cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty.
Do trình độ, khả năng hiểu biết và thời gian hạn hẹp nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và gópý của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
LÊ THỊ THANH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đề cương bài giảng Marketing căn bản - Trường Cao đẳng TC-QTKD - Đề cương bài giảng quản trị nhân lực – Trường Cao đẳng TC-QTKD - Thời báo kinh tế Việt nam
- Tạp chí Thương mại
- Một số luận văn của sinh viên các khóa trước - Thông tin trên mạng Internet
- Một số tài liệu của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 3
I/ Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm 3
1, Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 3
2, Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 5
II/ Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 7
1, Nghiên cứu thị trường 7
2, Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 8
3, Chính sách giá 11
4, Tổ chức kênh phân phối 13
5, Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 15
6, Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ 17
III/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp 18
1, Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
2, Nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
IV/ Sự cần thiết của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp thương mại 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRƯỜNG AN 23
I/ Khái quát về Công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An 23
1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
2, Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty 27
II/ Các đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 33
1, Thị trường kinh doanh 33
2, Khách hàng của công ty 34
3, Dịch vụ của công ty 34
4, Đối thủ cạnh tranh 35
5, Kênh phân phối của công ty 36
III/ Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An 37
1, Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An 37
2, Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại một số thị trường chủ yếu của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An 38
3, Phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm 39
4, Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (2007-2009) 40
III/ Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An 43
2, Những hạn chế cần khắc phục 43
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRƯỜNG AN 45
I/ Mục tiêu và phương hướng của công ty trong thời gian tới 45
1, Mục tiêu chủ yếu của công ty 45
2, Phương hướng phát triển của công ty 46
II/ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An 47
1, Thành lập phòng Marketing 47
2, Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường 49
3, Hoàn thiện kênh phân phối 50
4, Giải pháp về vốn 51
5, Chiến lược về sản phẩm 51
6, Chính sách giá 52
7, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 53
8, Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 54
III/ Một số kiến nghị 56
KẾT LUẬN 59