CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương.docx (Trang 28 - 32)

II/ NỘI DUNG TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG

CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP

Trước kia Công ty giống cây trồng TW là Công ty của Nhà nước mọi quyết định về sản xuất và kinh doanh đều do Nhà nước quy định. Do vậy mọi hoạt động sản xuất, chi phí lỗ lãi, hạch toán kinh tế đều do Nhà nước đỡ đầu và chịu trách nhiệm. Vì vậy nó là thời kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Công ty trì trệ, thiếu động lực trong việc thúc đẩy hoạt đông sản xuất kinh doanh. Do luôn có suy nghĩ đã có “ người đỡ đầu” là Nhà nước. Người đứng ra chịu lỗ lãi của mọi hoạt động sản xuất. Do đó đã gây ra không ít hậu quả:

Vấn đề sử dụng các nguồn lực kém, tình trạng lãng phí gia tăng, làm đình đốn và đình trệ cả sản xuất và tiêu dùng dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả rất thấp, hoạch toán kinh doanh chỉ là hình thức mà thôi, lãi giả lỗ thật vì thế việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường là cần thiết và khách quan. Chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, Nhà nước chuyển giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho Công ty. Nhà nước chỉ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, vì vậy Công ty phải tự hoạch toán độc lập, tự do khai thác mọi nguồn vật tư, vốn và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Do vậy, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nếu công tác tiêu thụ sản phẩm chậm chạp yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh, gây ứ đọng vật tư, tiền vốn, đồng vốn vận chuyển chậm chạp sẽ gây thiệt hại vô cùng to lớn bởi trong điều kiện hiện nay Công ty không chỉ tiến hành sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có mà còn phải huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu do vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm bị nghẽn tắc sẽ làm số tiền lãi vay vốn ngày càng cao, thậm chí còn phải cả lãi suất vay quá hạn, từ đó không chỉ sản xuất kinh doanh của nội bộ Công ty bị tổn thương trên thị trường, mà doanh nghiệp còn mất uy tín trước các đối tác kinh doanh, ảnh hưởng tiếp theo của Công ty với ngân hàng và các cá nhân, tổ chức kinh tế khác. Do vậy đảm bảo thực hiện tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần cải tiến vị thế, uy tín của Công ty trên thị trường.

Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sẽ là nhân tố góp phần làm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm các hoạt động phúc lợi của Công ty, cải thiện và nâng cao điều kiện công tác, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đến lợi ích chung của toàn Công ty, động viên họ công tác, sản xuất có hiệu quả hơn.

Công tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là đem sản phẩm ra thị trường để bán, mà trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ và người công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, từ việc điều tra nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được năng suất chất lượng sản phẩm, đào tạo người công nhân có tay nghề cao đến việc quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình mọi yêu cầu của khách. Do vậy tiêu thụ sản phẩm được coi là biện pháp để điều tiết, định hướng cho sản xuất, là tiêu chuẩn đánh giá quá trình tổ chức, quản lý sản xuất. Từ công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể nắm bắt được đâu là thị trường chủ yếu, đâu là thị trường tiềm năng từ đó hoạch định nên những kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp như đầu tư mở rộng hay thu hẹp sản xuất, cải tiến công nghệ, cải tiến quy cách mẫu mã sản phẩm.

Qua công tác tiêu thụ sản phẩm, Công ty có thêm căn cứ để kiểm tra đánh giá khối lượng chất lượng sản phẩm mà mình sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm được nhiều chứng tỏ phạm vi phát huy giá trị sản phẩm được mở rộng. Nhờ đó uy tín của Công ty được nâng cao, Công ty có cơ sở vững chắc để mở rộng sản xuất, tạo ra sự phát triển cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế dần những mặt hàng ngoại nhập cùng loại

Tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà độ quan trọng của công tác tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp là khác nhau nhưng việc nâng cao chất lượng của hoạt động này là rất cần thiết. Nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động có khả năng giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải chỉ là yêu cầu của thị trường mà trên thực tế hoạt động này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Phát triển nền sản xuất hàng hoá từ giai đoạn hoàn thiện sản xuất, giai đoạn đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hoá và giai đoạn bán hàng trên cơ sở marketing.

- Phục vụ cho cả quá trình phát triển của doanh nghiệp từ giai đoạn khởi nghiệp với mục tiêu là được thị trường chấp nhận đến giai đoạn đã chiếm được chỗ đứng trên thị trường với mục tiêu lợi nhuận và mở rộng thị trường.

- Với sự phát triển ngày càng nhanh về số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp và lực lượng lao động tham gia và lĩnh vực này, làm cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp nông nghiệp phải đẩy nhanh công tác tiêu thụ hàng hoá, bởi vậy hoạt động nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp nông nghiệp. Và chỉ có như thế thì các doanh nghiệp

nông nghiệp mới có khả năng tái đầu tư nâng cao ưu thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong thị trường.

Nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ hàng hoá là cơ sở chất lượng của hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động sản xuất và công tác chuẩn bị hàng hoá trước khi tiêu thụ.Vì nếu chỉ xét một cách trực diện, hoạt động tiêu thụ sản phẩm chỉ có thể tiến hành sau khi hoạt động sản xuất đã sản xuất đón trước xu thế tiêu thụ của thị trường. Từ thực tế hoạt động kinh doanh, quá trình kinh doanh hiện đại cho rằng công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ luôn được đặt ra trước khi khởi sự sản xuất, nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ, có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất. Với thời gian trung hạn và ngắn hạn, một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đúng đắn luôn là cơ sở để có một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại.

Doanh nghiệp luôn phải tiến hành tìm kiếm khoảng trống cơ hộ trên thị trường để xây dựng chiến lược tiêu thụ hợp lý theo một số hướng cơ bản sau:

- Lập kế hoạch bán hàng, giao hàng và thoả thuận các kế hoạch đối với các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp để có sự gắn bó giữa tiêu thụ và sản xuất.

- Áp dụng tính linh hoạt các hình thức và phương thức thanh toán với việc sử dụng hệ thống giá mềm dẻo nhằm tối đa hoá tiện lợi cho khách hàng, khai thác triệt để các khách hàng hiện tại và tương lai của các đối thủ cạnh tranh.

- Chú trọng đầu tư phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng khối lượng bán hàng nhằm mục tiêu biến thị trường thành thị trường thường xuyên, truyền thống của mình.

- Liên doanh, liên kết với doang nghiệp trong ngàng để có sự hỗ trợ cho nhau về nguồn lực, vốn, công nghệ, kỹ thuật và nguyên liệu trong những lúc khó khăn.

- Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp cho người tiêu dùng.

- Đảm bảo tăng thị phần của doanh nghiệp, phạm vi và quy mô thị trường hàng hoá của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng.

- Tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu về kinh tế và biểu hiện về mặt kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đó chính là việc tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đích thực của người tiêu dùng vào các sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp.

- Phục vụ khách hàng góp phần vào việc thoả mãn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

IV/KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHỮNG PHÂN TÍCH SƠ BỘ VỀ

Một phần của tài liệu Hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương.docx (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w