Lực lượng lao động của công ty bao gồm có lao động thường xuyên và lao động mùa vụ, được chia thành 2 loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Bảng 1 : Bảng cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm gần đây
2006 2007 2008
LĐ gián tiếp 35 22,6% 39 22,2% 41 21,2%
LĐ trực tiếp 120 77,4% 137 77,8% 152 78,8%
Tổng 155 176 193
Nguồn : P. Quản lý nhân sự
Lao động gián tiếp: Là những người làm việc trong văn phòng, họ là những người được tuyển chọn tùy theo yêu cầu và chức năng của các phòng ban. Công ty luôn chú trọng đến việc hạn chế số lượng lao động gián tiếp bằng cách đầu tư thêm các thiết bị kỹ thuật và nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động này. Nhìn chung trong 3 năm gần đây, số lượng lao động gián tiếp là tương đối ổn định nhưng tỷ lệ lao động lao động gián tiếp trong tổng số lao động của công ty đã giảm dần qua các năm. Năm 2006 lực lượng lao động gián tiếp chiếm 22,6%
tổng số lao động nhưng đến năm 2007 thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn 22,2% và đến năm 2008 giảm xuống còn 21,2% điều này chứng tỏ bộ máy quản lý hoạt động ngày càng có hiệu quả. Trong số lao động gián tiếp đó thì khoảng trên 80% trong số họ là đã tốt nghiệp đại học và cao học nên có kiến thức và năng lực rất vững vàng, họ là những cán bộ, nhân viên trẻ nên rất nhiệt tình và luôn sáng tạo. Tuy nhiên cũng có một vấn đề cần đặt ra đó là kinh nghiệm làm việc còn hạn chế nên ảnh hưởng đến khả năng tham gia thực hiện các hợp đồng và dự án phức
Lao động trực tiếp: Đó là những người làm việc tại các công trường thuộc ban chỉ huy công trường, các cán bộ, công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao được đào tạo tại các trường kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của công ty. Do tính chất của công việc, lực lượng lao động này gồm có lao động thuộc biên chế của công ty và cả lao động thuê ngoài hoặc thuê tại địa phương tùy thuộc vào các công trình. Số lượng lao động trực tiếp năm 2006 chiếm 77.4% tổng số lao động nhưng những năm sau thì tỷ lệ này tăng dần để đáp ứng yêu cầu của công trình. Trong số lực lượng lao động trực tiếp thì tỷ lệ tốt nghiệp đại học kỹ thuật chiếm khoảng 20%, còn lại là các công nhân kỹ thuật đã được đào tạo.
Bảng 2 : Bảng chất lượng lao động năm 2008 của toàn bộ công ty
Trình độ Cao học Đại học CĐ và TC Công nhân
Số lượng 3 48 62 80
Tỷ lệ (%) 1,6 24,87 32,1 41,45
Tổng 193
Nguồn : P. Quản lý nhân sự
Từ bảng số liệu trên cho thấy trình độ lao động của công ty ở mức khá cao, với gần 60% tổng số lao động của công ty đạt trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó tỷ lệ đã tốt nghiệp cao học là 1,6% và đã tốt nghiệp đại học đạt 24,87%
Bảng 3 : Bảng trình độ của các cán bộ chuyên môn về kỹ thuật
STT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật SL Theo thâm niên ≥ 4 năm ≥ 8 năm
I Đại học 48 21 27
1 Kỹ sư xây dựng 10 4 6
2 Kiến trúc sư 6 3 3
3 Kỹ sư kết cấu 4 2 2
4 Kỹ sư kinh tế xây dựng 6 2 4
5 Kỹ sư cầu đường 7 3 4
6 Kỹ sư điện tử viễn thông 7 3 4
7 Kỹ sư điện 5 3 2
8 Kỹ sư điện nước 3 1 2
II Cao Đẳng 25 11 14 III Trung cấp 37 17 20 1 Trung cấp xây dựng 14 6 8 2 Trung cấp nước 11 5 6 3 Trung cấp điện 8 4 4 4 Trung cấp kế toán 4 2 2
Nguồn : P. Quản lý nhân sự
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cho nên khi có công trình hoặc do đòi hỏi của công trình và tiến độ thi công mà công ty phải đi thuê thêm lao động bên ngoài theo mùa vụ hay theo công trình. Công ty chủ yếu thuê các lao động mùa vụ bổ sung vào các đội thi công công trình nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và cũng để giảm gánh nặng cho công ty khi không có công trình thi công hoặc khi thi công những công trình nhỏ.