Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI.DOC (Trang 28)

1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung.

a) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986- 2008.

Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định đường lối đổi mới và mở đầu quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trải qua 20 năm, đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “công cuộc đối mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Với tư duy và đường lối phát triển kinh tế mới, Việt Nam đã từng bước làm cho nền kinh tế sống động, sức sản xuất phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/năm. Đứng thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam được coi là điểm đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1998 chiếm 21,6%, đến năm 2005 tăng lên 41%; tỷ trọng nông nghiệp năm 1998 chiếm 43,6%, đến năm 2005 còn 20,5%; tỷ trọng dịch vụ năm 1998 chiếm 33,1%, đến năm 2005 tăng lên 38,5%. Các thành phần kinh tế cùng phát triển. Hiện nay, kinh tế Nhà nước đóng góp 8% GDP; kinh tế tư nhân chiếm 37,7% GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% GDP. Rất nhiều khu công nghiệp mới, đô thị mới mọc lên. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh; bộ mặt nông thôn và đô thị thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Hàng hóa phong phú, thị trường nhộn nhịp.

Cuối năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đánh dấu một bước ngoặt mới của kinh tế- xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, hòa với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề mà nền kinh tế chung đang gặp phải. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát và suy thoái. Năm

2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6, 23% thấp hơn năm 2007 và chưa đạt kế hoạch đề ra là 7%. Cụ thể:

* Khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,79%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,33%, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 7,2%.

* Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP tính theo giá thực tế năm 2008 như sau: khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 21,99% GDP, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,91% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 38,1%.

* Giá tiêu dùng năm 2008 diễn biến rất phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, III nhưng đến các tháng quý IV liên tục giảm. Tuy vậy, nhìn chung giá tiêu dùng cả năm vẫn ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2008 so với 12-2007 tăng 19,89% và CPI bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%.

* Tổng thu chi ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3%, chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%, chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2008 bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm.

* Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.

* Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%, lâm nghiệp tăng 2,2%, thuỷ sản tăng 6,7%.

* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%). Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007…

Như vậy, so với những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch đề ra thì chúng ta thì còn 7 chỉ tiêu không đạt là: tốc độ tăng GDP, tổng chi ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng, mức giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ che phủ rừng, cung cấp nước sạch cho đô thị. Trong bối cảnh năm 2008 có rất nhiều khó khăn, thách thức: những tháng đầu năm phải thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, đầu tư công để kiềm chế lạm phát; những tháng cuối năm chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nguy cơ giảm phát… thì những kết quả đã đạt được như vậy là một sự cố gắng lớn của cả nước ta, trong đó cần thấy trước hết là vai trò chỉ đạo, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ mà dưới đây ta sẽ xem xét ở những nét cơ bản nhất.

b) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam quý I năm 2009.

Trong 3 tháng đầu năm 2009, kinh tế thế giới trong tình trạng ảm đạm. Theo dự báo gần đây nhất, khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ từ -0,5% đến -1% (trong đó EU là -3,2% thay vì năm ngoái là + 0,9%, Mỹ là -2,6% , đặc biệt Nhật là -5,8%). Thực tế, Mỹ đã đóng cửa 17 ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 2 tăng 8,1%, đây là mức cao nhất trong 25 năm qua. Theo các dự đoán mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2009. Đặc biệt hậu quả mà nó gây ra cho nền kinh tế các nước còn lớn hơn đối với nền kinh tế Mỹ. Kinh tế Nhật đang suy thoái ở mức tệ hại nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay. Châu Âu suy thoái nặng, nhiều nền kinh tế Đông Âu đang đứng trước nguy cơ phá sản "cấp quốc gia".

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn: Sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước chậm; xuất, nhập khẩu hàng hoá bị giảm nhiều và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; tình trạng thiếu việc làm xảy ra tại một số khu công nghiệp và doanh nghiệp lớn. Mặc dù tháng 1 có xuất siêu do xuất khẩu vàng, gạo tăng mạnh nhưng một số mặt hàng chủ lực như thủy sản, dầu thô, giày dép, dây cáp điện và cao su vẫn đang trên đà suy giảm mạnh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản quí I/2009 so với

cùng kỳ năm trước là 2,86%; công nghiệp và xây dựng 8,15%; dịch vụ 8,05%; giá trị sản xuất công nghiệp 16,3%, nông, lâm, thủy sản 4,1%; tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tăng 29,2%. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế thì Việt Nam là nước ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu so với các nước phát triển và khu vực. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP quý I/2009 đạt 3,1%. Theo dự báo mới đây của Tập đoàn HSBC, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia sẽ là 4 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2009. Bên cạnh sự suy giảm của vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu thì các yếu tố đầu tư hạ tầng, chú trọng thị trường nội địa, tăng cường tín dụng tiêu dùng dân cư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là những yếu tố để bù đắp. Do vậy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo vẫn đạt trong khoảng từ 4% - 6%, và được đánh giá tốt so với tốc độ phát triển của các nước khu vực.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong quý I/2009 và tính tới những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế từ nay đến cuối năm, có thể dự báo một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu cả năm 2009 như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,8 -5,6%; - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,6-6,1%;

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5-4,5%;

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 15-18%;

- Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 56-58 tỷ USD; - Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 63-65 tỷ USD;

- Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm là 7,7%; tỷ lệ hộ nghèo 12,2-12,4%.

1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam.

a) Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam giai đoạn 1986-2008.

Cùng hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, giai đoạn này ngành xây dựng cũng có những biến đổi vô cùng mạnh mẽ. Trước tiên, đó là sự ra đời của hệ

thống văn bản xác lập hành lang pháp lý ngày càng rộng, càng đầy đủ, càng đồng bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho ngành Xây dựng. Đặc biệt phải kể tới ba bộ luật là: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở,

Luật Kinh doanh bất động sản cùng hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng.

Với 4 quy chuẩn và hơn 1000 Tiêu chuẩn đã được áp dụng kịp thời cho các lĩnh vực: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, vật liệu xây dựng….đã bao quát hầu hết các hoạt động từ khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, thử nghiệm, nghiệm thu khai thác, vận hành, sử dụng, bảo quản, sản phẩm vật liệu, sản phẩm cơ khí, thành phẩm xây dựng… Đến nay Bộ xây dựng đã công bố gần 10.000 danh mục định mức thuộc các loại công tác trong hoạt động xây dựng theo đúng hướng chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường. Trên cơ sở hệ thống pháp lý đó nhiều chính sách mới được ban hành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn và tạo mọi thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phát triển.

Từ nghị quyết của Đảng về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và sự chỉ đạo của Chính phủ về chiến lược phát triển quốc gia đến năm 2010, với tầm nhìn và năng lực tư duy mới, ngành Xây dựng đã xác lập cho mình những chiến lược phát triển cho từng lĩnh vực. Đó là “Quy hoạch tổng thển VLXD đến năm 20410; Quy

hoạch điều chỉnh sản xuất xi-măng đến năm 2010; Định hướng phát triển đô thị việt nam đến năm 2010; Định hướng phát triển cấp nước và thoát nước đô thị đến năm 2010; Chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đến năm 2010; chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2010…

Các quy hoạch và chiếm lược đó được tập trung chỉ đạo thực hiện và phát huy

hiệu quả cao. Hầu hết các tỉnh. Thành phố đã có quy hoạch chung; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được lập cho 60/64 tỉnh. Toàn bộ 94 thành phố thị xã, 621 thị trấn, 161 khu công nghiệp đã có quy hoạch khu kinh tế đặc thù, khu kinh tế cửa khẩu đã lập và phê duyệt; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đạt khoảng 40-47% diện tích đát xây dựng ở các độ thị, 20% tổng số xã trên toàn quốc đã lập quy hoạch xây dựng. Mạng lưới đô thị quốc gia được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển cùng các khu công nghiệp, khu kinh tế, nhiều đô thị mới được xây dựng khang trang, hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, góp phần thay đổi và tạo ra

diện mạo mới của đô thị, cải thiện, nâng cao điều kiện ở và môi trường sống của người dân.

Những việc làm trên bước đầu tiên đã thu hút hang trăm tỷ USD từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp tạo ra những bước đột phá rất quan trọng khiến diện mạo đô thị thay đổi với quy mô ngày càng lớn, càng hiện đại và đồng bộ nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống dân tộc.. Số dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh. Hiện có hơn 1500 dự án đang triển khai. Bình quân mỗi năm có them 58 triệu m2 nhà ở ( trên tổng số 260 triệu m2 hiện có). Đến nay kinh phí đầu tư cho cấp nước đạt khoảng 01 tỷ USD. Có trên 300 dự án với tổng công suất thiết kế 4,2 triệu m3/ ngày đêm (tăng 42% so với năm 2000). Đầu tư cho thoát nước và vệ sinh môi trường khoảng 1,2 tỷ USD. Sản xuất VLXD cũng được tăng cường đầu tư, chuyển đổi công nghệ hiện đại, quy mô lớn. Tốc độ tăng trưởng đạt trêm 17% năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước). Nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, có sức mạnh cạnh tranh, chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước và xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu như gạch Ceramic đá granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dựng. Đã chủ động sản xuất Clinker và xi-măng trong nước. Năm 2007 đạt sản lượng là 36 triệu tấn. Về sản phẩm cơ khí tập trung triển khai đầu tư thiết kế công nghệ và chế tạo thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi-măng công suất từ 2.500 tấn đến 4.000 tấn clinker/ ngày; thiết bị thủy điện cho nhà máy có công suất đến 50M W. Đã chế tạo thành công thang máy, cần cẩu tháp với tỷ lệ nội địa chiếm hơn 70%.

Năm 2008, tình hình kinh tế nói chung có nhiều biến động, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, nhưng ngành Xây dựng vẫn đạt được kết quả khá với nhiều chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp thuộc Bộ này năm 2008 ước đạt 102.219 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó giá trị xây lắp đạt 46.191,8 tỷ đồng, bằng 101,3% so với kế hoạch năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 33.586 tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch năm,

tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị tư vấn đạt 1.702,2 tỷ đồng, bằng 109,1% so với kế hoạch năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị SXKD khác (bao gồm cả kinh doanh nhà và hạ tầng) 19.382,9 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch năm, tăng 14,2% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 789,2 triệu USD, bằng 117,8% so với kế hoạch năm, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 214,5 triệu USD, đạt 104% so với kế hoạch năm, tăng 89,6% so với cùng kỳ năm 2007.

b) Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam quý I năm 2009.

Năm 2009, Bộ Xây dựng được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI.DOC (Trang 28)