II. Giải pháp vi mô
4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị
Một trong những điều kiện để công ty có thể thắng thầu là có năng lực về kỹ thuật mà cụ thể là năng lực về máy móc, thiết bị và công nghệ. Trong bối cảnh hội nhập hiên nay thì bên cạnh việc đáp ứng đủ về số lượng và chủng loại, đạt tiêu chuẩn thì việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp là một đòi hỏi bức thiết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Một số giải pháp:
a) Thuê tài chính: Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điêu kiện sau:
Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên;
Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;
Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;
Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Các hình thức của thuê tài chính.
- Thuê trực tiếp: máy móc, trang thiết bị do chính doanh nghiệp lựa chọn và thỏa thuận với công ty cho thuê để mua tài sản đúng hàng mình cần.
- Hình thức bán và thuê lại (Sale and lease-back):là hình thức khá phổ biến trong lĩnh vực bất động sản. Công ty cho thuê tài chính sẽ mua tài sản của doanh nghiệp, trả cho doanh nghiệp một khoản tiền mặt rồi cho doanh nghiệp thuê lại tài sản đó.
- Thuê tài sản mua bằng vốn vay (Leverage leases): Trong hình thức này phải có sự tham gia của 3 bên: bên đi thuê, bên cho thuê và nhà cho vay. Ở hình thức này, nghĩa vụ của doanh nghiệp đi thuê không có gì thay đổi, chỉ khác là bên cho thuê đã sử dụng hợp đồng cho thuê để thế chấp cho nhà cho vay nhằm đảm bảo cho một khoản vay nào đó.
Hoạt động cho thuê tài chính đã xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các sản phẩm cho thuê tài chính ngày càng đa dạng, từ máy fax, máy photocopy cho đến xe tải, máy bay, tàu thủy… Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Việt Nam Airlines cũng đã thuê máy bay của TEAC, AirFrance,…
Ở Việt Nam, hoạt động này có mặt từ năm 1995 sau quyết định số 149/QĐ - NH5 ngày 17/5/1995 của NHNNVN. Hiện tại có 11 Cty cho thuê tài chính được cấp phép hoạt động, trong đó có 7 công ty trực thuộc các NHTM, 1 Cty liên doanh và 3 Cty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê tài chính trong những năm gần đây đã thể hiện được ưu điểm nổi trội của kênh tín dụng này đối với các doanh nghiệp Việt nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lợi ích của doanh nghiệp
- Đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo ( thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng đối với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư.
- Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên: cho vay và đi vay tài chính. Kênh tín dụng này cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc
lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.
- Nếu doanh nghiệp đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản.
- Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. Hoạt động cho thuê tài chính còn có một ưu điểm vô cùng quan trọng nữa đó là: lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế.
- Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế.
b) Đổi mới công nghệ:
Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lỏi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn.
Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả... (Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (Đổi mới sản phẩm).
Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang ).
c) Chuyển giao công nghệ:
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể là một phần hoặc toàn bộ công nghệ bao gồm: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ… Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu trí tuệ.
Là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nhiệm vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị dịch vụ đào tạo, kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với công ty. - Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài
- Tận dụng được nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được do thiéu công nghệ ( sức lao động, tài nguyên...)
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến
- Nếu thành công có cơ hội rút năng thời gian công nghiệp hóa đồng thời đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất.
Quá trình chuyển giao công nghệ:
- Trực tiếp
Thông qua các công ty xuyên quốc gia, mua license công nghệ, công ty tư vấn chuyển giao công nghệ, thông qua chuyên gia nước ngòai hoạt động ở tiếp cận công nghệ địa phương, các cán bộ thực tập, lưu học sinh
- Gián tiếp:
Thông qua đại lý bán máy móc, hội nghị, hội thảo quốc tế, hội trợ, triển lãm thương mại, ấn phẩm...
Thực tế trong các dự án xây dựng hiện nay rất nhiều dự án áp dụng hình thức chuyển giao công nghệ.