Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam.pdf (Trang 37 - 40)

POLYOL SỞ VIỆT NAM

2.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh

Như đã giới thiệu, Polyols là một nhánh của ngành hạ nguồn trong lĩnh vực dầu khí. Trên thế giới, Polyols là sản phẩm của những tập đồn dầu khí lớn. Do đĩ, cạnh tranh ở đây chính là cạnh tranh giữa những tập đồn lớn với nhau

nên tính cạnh tranh càng gay gắt. Tại thị trường Châu Á, đĩ là sự cạnh tranh giữa Shell, Tập đồn Bayer, tập đồn Dow Chemicals và tập đồn BASF. Shell và BASF chuyên sản xuất các dịng sản phẩm từ propylene oxide và các chất dẫn xuất của propylene oxide (POD: Propylene Oxide and Derivatives), trong đĩ cĩ Polyols. Cịn Bayer và Dow chuyên sản xuất các dịng sản phẩm của Polyurethanes (Polyurethanes bao gồm Polyols, TDI, Adhesive mà TDI và Adhesive là hai sản phẩm bổ sung cho Polyols). Bayer và Dow sản xuất ra nhiều dịng sản phẩm đa dạng hơn và cung cấp cho khách hàng trọn gĩi những loại sản phẩm để làm nguyên liệu sản xuất mút.

Tại thị trường Việt Nam, Bayer và Dow khơng kinh doanh trực tiếp mà sản phẩm của họ được phân phối thơng qua Petrolimex và Sojitz. BASF thì cĩ văn phịng đại diện tại Tp. HCM và Hà Nội, cung cấp cho thị trường dạng phuy là chủ yếu. Cĩ thể nĩi đối thủ cạnh tranh trực tiếp của SCV chính là Petrolimex, Sojitz.

™ Petrolimex:

Cơng ty cổ phần hĩa dầu Petrolimex là một cơng ty thành viên của Tổng Cơng Ty Xăng Dầu Petrolimex, kinh doanh rất nhiều sản phẩm xăng dầu trong đĩ hĩa chất là một trong những ngành hàng kinh doanh cĩ thế mạnh. Petrolimex là đối thủ cạnh tranh của Shell Việt Nam trên mọi lĩnh vực và là đối thủ chính của SCV trong lĩnh vực phân phối hàng bồn. Petrolimex đã đầu tư một hệ thống kho bể hĩa chất độc lập với tổng sức chứa hơn 20.000m3 (15 bồn chứa) tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, trong đĩ cĩ 13 bồn chứa các loại dung mơi và 2 bồn chứa Polyols với sức chứa là 2.500m3. Tại Hải Phịng, Petrolimex đầu tư xây dựng 11 bồn chứa , trong đĩ 10 bồn chứa dung mơi và 1 bồn chứa Polyols với sức chứa là 1.000m3, độc quyền phân phối hàng bồn cho khu vực phía Bắc. Petrolimex mua hàng xá của Tập đồn Bayer ở Singapore, kết hợp với hàng dung mơi để vận chuyển tàu xá về Việt Nam. Mối quan hệ giữa Petrolimex và Bayer là người mua – người bán. Giá thị trường lên, Petrolimex được lãi nhiều. Giá xuống Petrolimex sẽ bán hàng khĩ khăn hơn do phải chịu lỗ, trừ khi Petrolimex cĩ chiến lược giá đặc biệt để giữ thị phần. Ngồi ra, Petrolimex cịn nhập hàng

phuy của một số nhà cung cấp Nhật Bản, Hàn Quốc kém chất lượng với giá rẻ để cung cấp trên thị trường. Điều này sẽ bất lợi cho Petrolimex nếu Bayer biết được thơng tin này, mối quan hệ giữa họ sẽ xấu đi và Bayer sẽ khơng hỗ trợ cho Petrolimex như trước đây.

™ Sojitz:

Cơng ty dịch vụ phân phối hĩa chất Sojitz là đối thủ cạnh tranh của SCV về hàng bồn. Sojitz cĩ kho bồn đặt tại 973 Đường 30/4, Phường 11, Tp. Vũng Tàu với khoảng 5 bồn chứa trong đĩ cĩ 1 bồn chứa Polyols với sức chứa 1000m3. Tại đây, Polyols cũng được giao cho khách hàng bằng xe bồn hoặc sang chiết ra phuy và giao cho khách hàng như nhà máy của SCV. Sojitz là nhà phân phối của tập đồn Dow Chemicals ở Việt Nam. Nguồn hàng sẽ do Dow cung cấp và Dow sẽ chịu tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình vận hành kể cả lãi/lỗ do chênh lệch giá cịn Sojitz sẽ hưởng hoa hồng trên doanh số bán được. Sojitz bán được càng nhiều hàng thì sẽ hưởng được nhiều hoa lợi. Khi giá thị trường dao động mạnh, Dow là người quyết định giá bán và Sojitz chỉ là người thực hiện. Được sự hậu thuẫn của Dow và khơng phải chịu lỗ khi giá thị trường giảm, giá bán của Sojitz cũng dễ phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường.

Điểm mạnh, yếu của Petrolimex và Sojitz:

* Điểm mạnh:

- Petrolimex và Sojitz cung cấp cho khách hàng thời hạn thanh tốn dài, thơng thường từ 120 đến 180 ngày kể từ ngày trên hĩa đơn mua hàng.

- Giao hàng linh hoạt: cĩ thể giao hàng với số lượng theo yêu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như khách hàng đặt 5 tấn cũng giao chứ khơng nhất thiết phải đặt 15 – 17 tấn như SCV.

* Điểm yếu:

- Mặc dù lấy hàng từ một nguồn nhưng chất lượng của cả Petrolimex và Sojitz cũng khơng ổn định. Theo yêu cầu kỹ thuật, trong bồn chứa phải cĩ lớp Nitrogen lỏng bên trên mực chất lỏng để ngăn khơng cho Polyols tiếp xúc với khơng khí, tránh Polyols bị oxy hĩa và hút ẩm. Bồn của Petrolimex và Sojitz khơng cĩ lớp Nitrogen này. Mặt khác, Petrolimex và Sojitz khơng cĩ phịng thí

nghiệm tại nhà máy nên cơng tác kiểm tra chất lượng khơng tốt, thường bỏ qua những khiếu nại về chất lượng của khách hàng làm cho khách hàng khơng hài lịng và tin cậy.

- Chi phí vận tải biển khi nhập hàng cao làm tăng giá vốn hàng bán tại Việt Nam. Petrolimex và Sojitz phải tự thuê tàu, mua hàng kết hợp với dung mơi hoặc kết hợp với những chủ hàng khác nên khơng chủ động được thời gian nhập hàng. Tàu phải xếp hàng từ nhiều cảng khác nhau rồi mới sang Việt Nam, mất nhiều thời gian và chi phí cao hơn.

™ BASF:

BASF là Tập đồn đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh hĩa chất trên thế giới. BASF cĩ văn phịng đại diện đặt tại Tp. HCM và Hà Nội. BASF bán hàng theo phương thức Back-to-back là chủ yếu. BASF khơng cĩ kho bãi, Polyols được mang về Việt Nam dưới dạng phuy và giao thẳng đến kho khách hàng. Hiện nay, BASF chiếm thị phần thấp ở cả hai thị trường Nam, Bắc do khơng cung cấp được hàng bồn. Tuy nhiên, BASF đang cĩ kế hoạch xây dựng nhà máy ở Việt Nam, cung cấp cả Polyols và dung mơi như SCV vào năm 2008. Cĩ thể nĩi, đây sẽ là một đối thủ tiềm năng của SCV và của các nhà cung cấp hiện tại. Khi nhà máy này hồn thành, BASF trở thành một đối thủ mạnh vì BASF cĩ tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại và các mặt hàng kinh doanh cũng tương tự như Shell.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam.pdf (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)