Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam.DOC (Trang 36 - 40)

- Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu, quy hoạch vùng sản xuất, nguyên vật liệu : hiện nay, chúng ta còn thiếu các chiến lược xuất khẩu các mặt hàng cụ thể đối với một thị truờng cụ thể, ví dụ : chiến lược xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản. Chính việc thiếu vắng các chiến lược xuất khẩu ngành, sản phẩm cụ thể sang các thị trưòng nhất định là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian qua còn yếu kém. Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu sang Nhật Bản thời gian tới, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối việc xây dựng các kế hoạch chiến lược xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần rà soát lại công tác quy hoạch, các định chính xác diện tích đất sử dụng không có hiệu quả, nhanh chóng khắc phục được tình trạng quản lý và sử dụng đất đai ở các nông, lâm trường quốc doanh. Khuyến khích nông dân chuyển đổi ruộng đất cho nhau để thành những thửa ruộng lớn thuận tiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp tập trung đầu tư một cách đồng bộ cho các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung nhằm tạo vùng nguyên liệu lớn, ổn định cả về khối lượng và chất lượng, gắn chặt với các cơ sở chế biến và xuất khẩu.

- Thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất trong nông nghiệp : để cho sản phẩm nông sản của Việt Nam có chất lượng đồng đều và ổn định, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trưòng thì sản xuất nhỏ lẻ, mô hình hộ gia đình không còn phù hợp. Do đó, việc chuyển đổi sang mô hình tập thể hay kinh tế trang trại là nhu cầu khách quan.

Chính phủ cần công khai quy hoạch đất đai, có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng rõ ràng và cụ thể, giảm thiểu các chi phi giao dịch và các chi phí không chính thức khác khi doanh ngiệp xin cấp đất sản xuất, kinh doanh. Cho phép chuyển nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý. Tuy nhiên cần lường trước các khó khăn phát sinh khi các hộ gia đình không thể thích nghi và bị đào thải. Cần có chương trình đào tạo việc làm, hỗ trợ việc làm cho những hộ nông dân này.

- Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư và tài chính nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản : nhà nước cần thực hiện nhiều dự án đầu tư vào khu vực sản xuất nông sản phục vụ cho xuất khẩu. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia sản xuất nông sản xuất khẩu như ưu đãi về thuế, cho vay tín dụng, hoặc thông qua việc đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đựoc tiếp cận dễ dàng với các nhân tố sản xuất đầu vào : hiện nay, các nhân tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp Việt Nam yếu cả về chi phí và chất lượng. Điều này dẫn đến kết quả tất yếu là sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng thấp và giá thành cao, giảm tính cạnh tranh với các mặt hàng của các nước khác. Do các ngành công nghiệp phụ trợ nông nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu và có chi phí cao so với thế giới, nên để năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản, có thể coi việc nhập khẩu các sản phẩm phụ trợ là cần thiết. Bên cạnh việc phát triển các ngành phụ trợ trong nước thì thông qua các chính sách thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản có được các tư liệu sản xuất cần thiết với giá thành thấp, chất lượng phù hợp. Nhà nước cần phải hỗ trợ tìm kiếm các nguồn máy móc chế biến, máy móc đóng gói phù hợp với quy mô và có chất lượng sản phẩm tốt, danh mục hoá các loại sản phẩm này và khuyến nghị các doanh nghiệp nông sản nhập khẩu để đưa vào quá trình sản xuất và chế biến. Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ thông qua đào tạo ngắn và trung hạn về các vấn đề then chốt cho phát triển năng lực doanh nhân nông nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng thời có từ việc cắt giảm thuế quan để bán sản phẩm sau đó nhập khẩu các công nghệ và thiết bị chế biến nông sản từ các nước ASEAN và Trung Quốc.

- Thực hiện liên kết giữa Nhà nước – nông dân – nhà khoa học – doanh nghiệp – ngân hàng và truyền thông : Nhà nước có thể hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hộ gia

đình thông qua Hội nông dân Việt Nam trong các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ. Nhà nước cũng đảm bảo chất lượng nông sản thông qua các cơ quan quản lý để có thưởng phạt nghiêm minh. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành liên kết giữa nhà khoa học và nông dân để tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, trồng trọt. Đảm bảo tiêu thụ cho người dân thông qua hệ thống các doanh nghiệp và điều chỉnh thích hợp để ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp ép giá nông dân . Ngoài ra, Nhà nước tạo ra mối liên kết giữa ngân hàng và nông dân, doanh nghiệp để giúp cho các đối tượng này thuận lợi hơn trong quá trình vay vốn phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, cũng như để có thể thay đổi công nghệ, mở rộng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Mặt khác, Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông cung cấp thông tin về thị trường, kỹ thuật trồng trọt nhanh chóng, kịp thời cho bà con nông dân và các doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu : Khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì có những việc mà Nhà nước không nên làm hoặc làm không hiệu quả, do đó những công việc này sẽ do hiệp hội ngành hàng nông sản thực hiện. Trước đây, để thu hút khách hàng thì nhiều doanh nghiệp đã hạ giá nông sản, nhưng cách làm này không phải là cách làm hiệu quả. Tương lai, hiệp hội ngành hàng sẽ đóng vai trò liên kết các doanh nghiệp để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng thì nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau :

+ Nhà nước cần sớm nghiên cứu và ban hành luật về hiệp hội, nhằm tạo khung và môt trưòng pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của hiệp hội ngành hàng. Trong khi chờ đợi Luật về hiệp hội, các cấp chính quyền cần có các văn bản quy định riêng về công tác hiệp hội và các hoạt động phối hợp giữa hiệp hội và cơ quan tương ứng để tạo thuận lợi cho hoạt động của các Hiệp hội.

+ Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với Hiệp hội nhằm bảo đảm quyền tự chủ của các Hiệp hội, tạo điều kiện cho các Hiệp hội hoạt động đúng luật pháp, theo hướng hoạt động “dịch vụ - kinh doanh” nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các Hiệp hội trong việc thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Đầu tư xây dựng, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất hàng nông sản; công tác xuất khẩu nói chung và sang Nhật Bản nói riêng : việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn đem lại hiệu quả rất lớn, theo nghiên cứu của World Bank cho thấy, cứ chi 1 tỷ đồng đầu tư cho giao thông nông thôn giúp 270 người thoát nghèo. Tác động này là khác nhau giữa các vùng, khu vực. Những nơi có hệ thống giao thông kém phát triển thì tác động này lớn hơn. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trung gian, các chi phí đầu vào và chi phí giao dịch khác; do đó doanh nghiệp xuât khẩu nông sản sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần phải đầu tư có trọng điểm, tập trung vào những công trình cơ sở hạ tầng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao như : hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, các sở giao dịch hàng hoá ở các vùng trọng điểm … Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn rất lớn, vì vậy vừa tăng đầu tư từ ngân sách thì Nhà nước vừa phải đa dạng hoá các nguồn vốn như thông qua nguồn vốn ODA, nguồn vốn của tư nhân trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước đối với thị trường Nhật Bản : Cục xúc tiến thương mại ( VIETTRADE ) cần phối hợp chặt chẽ với JETRO của Nhật Bản để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và thu thập các thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Bộ thương mại thông qua Website và các ấn phẩm, tạp chí của bộ giới thiệu và cung cấp thông tin về thị trưòng Nhật Bản, các nhà nhập khẩu của họ cùng với những biến động của thị trường, đặc biệt là đối với các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản để quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm của Việt Nam xâm nhập thị trường. Ngoài ra, Nhà nước cần nghiên cứu triển khai xây dựng một số trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản để phục vụ cho việc trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam cho người Nhật Bản.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông sản và cho hoạt động ngoại thương, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản : Chính phủ cần có những chương trình đào tạo miễn phí hoặc với học phí thấp để nhiều người dân nghèo ở nông thôn có cơ hội học tập. Một phần đào tạo những kỹ thuật, phương pháp khoa học để họ áp dụng vào trồng trọt. Mặt khác, đào tạo tay nghề cho lượng lao động dư thừa để họ có thể vào làm tại các doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần hỗ trợ người nông dân trong việc liên hệ việc

làm với các doanh nghiệp chế biến nông sản để xuất khẩu; vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vừa góp phần giúp doanh nghiệp có được những lao động có tay nghề, đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. Đối với nguồn lao động tham gia vào hoạt động ngoại thương, Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ đào tạo phù hợp. Như nâng cao chất lượng của các chuyên ngành về kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế tại các trường đại học. Tạo điều kiện để các em sinh viên có thể tiếp xúc với các thông tin về thị trưòng Nhật Bản. Bên cạnh đó cần hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật trên cả nước. Tạo điều kiện hỗ trợ để sinh viên ra trưòng có thể vào làm tại các công ty xuất khẩu nông sản. Các cơ quan Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp đào tạo ngăn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị,hội thảo khoa học về xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản cho các doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản giảng dạy về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam.DOC (Trang 36 - 40)