Có thể đánh giá hiệu quả của công tác trả lương cho người lao động đối với hoạt động của Công ty ta có thể đánh gía thông qua một số chỉ tiêu sau:
1. So sánh tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lương:
Đây là một trong những nguyên tắc của tổ chức tiền lương. Nguyên tắc này đảm bảo cho Công ty hoạt động có hiệu quả, có khả năng giảm giá thành sản phẩm. ta có thể xem xét thông qua bảng số liệu sau:
Bảng: so sánh tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân
Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng doanh thu Nghìn đồng 196,905,042 207,127,223 108,040,030 112,102,040 120,905,042 Quỹ lương Nghìn đồng 2,140,668 2,380,425 2,273,980 3,047,005 2,236,075 Tổng lao động Người 309 313 317 267 126 Năng suất Nghìn 637,233 661,748 340820 419857 959563
lao động đồng/người Inslđ 1 1.038 0.515 1.231 2.285 Tiền lương bình quân Nghìn đồng/người 6927.73 7605.2 7173.438 11412.003 17746.626 Itlbq 1 1.098 0.943 1.590 1.555
( Nguồn : Báo cáo kết qủa kinh doanh của Công ty )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2002, 2003 doanh thu tăng đều, nhưng từ năm 2003 đến 2004 thì giảm sút đột ngột, gần 100 tỷ. Nhưng từ năm 2004 tới 2006 doanh thu tăng nhưng với tốc độ chậm.Nguyên nhân sụt giảm doanh thu là do trong năm 2003, Nhà nước cho phép các Công ty sản xuất,buôn bán thuốc trừ sâu nước ngoài đặt chi nhánh ngay tại Việt Nam mà không phải thông qua các Công ty thuốc bảo vệ thực vật trong nước, mặt khác sự xâm nhập ồ ạt của thuốc trừ sâu Trung Quốc với giá rẻ, hợp với túi tiền của bà con nông dân. Chính vì lý do đó mà doanh thu của Công ty từ năm 2004 sụt giảm mạnh so với các năm về trước.
Nhìn chung quỹ lương có xu hướng tăng với tốc độ chậm. Riêng năm 2006, tiền lương giảm gần 800 triệu. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2006 Công ty cơ cấu lại lực lượng giảm từ 267 người (2005) còn 126 người (2006)
Số liệu trên cho thấy trong những năm 2002, 2003 cả năng suất lao động tăng. Đến năm 2004 năng suất lao động giảm mạnh từ 661,748 đến 340820. Nhưng từ năm 2004 tới 2006 năng suất lao động có xu hướng tăng. Đặc biệt trong năm 2006 tăng rất cao.
Tiền lương bình quân tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, trong năm 2004, tiền lương bình quân giảm so với năm 2003.
Nhìn chung, tốc độ tăng năng suất lao động qua các năm thấp hơn tốc độ tăng tiền lương. Chỉ năm 2006, tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn so với tốc độ tăng tiền lương. Điều đó cho thấy doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc của tổ chức tiền lương, Công ty chưa sử dụng tiền lương có hiệu quả.
2.Hiệu qủa do một đồng tiền lương đem lại
Có thể đánh giá hiệu qủa sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp thông qua hai chỉ tiêu hiệu quả đem lại khi bỏ ra một đồng tiền lương.
HDT = HLN =
Trong đó : DT: Doanh thu QL: Quỹ lương LN : lợi nhuận
HDT : Một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. HLN : Một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tính các chỉ tiêu trên đối với Công ty ta được bảng số liệu sau:
Bảng : hiệu quả do một nghìn đồng tiền lương đem lại
Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng doanh thu Nghìn đồng 196,905,042 207,127,223 108,040,030 112,102,040 120,905,042 Lợi nhuận Nghìn đồng 4,258,340 6,428,145 7,537,378 8,552,578 11,541,656 Quỹ lương Nghìn đồng 2,140,668 2,380,425 2,273,980 3,047,005 2,236,075 HDT 91.982 87.012 47.511 36.790 54.070 HLN 1.989 2.700 3.314 2.806 5.161
Từ bảng số liệu trên cho thấy:
Xét theo doanh thu: Tính bình quân qua các năm ta thấy một đồng tiền lương làm ra 63.473 đồng doanh thu. Ta thấy HDT không ổn định qua các năm và độ chênh lệch lớn. Năm 2002, 2003 chỉ số này tăng mạnh do doanh thu các năm này tăng mạnh.
Xét theo thu nhập : Tính bình quân ta có thể qua các năm ta thấy một đồng tiền lương làm ra 15.973 đồng lợi nhuận,các chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Từ
Obj117 Obj118
năm 2004 đến năm 2005, giảm nhẹ. Nhưng từ năm 2005 tới 2006 thì lại tăng gấp đôi.Chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả
Vậy hiệu quả tiền lương đem lại có sự giao động lớn qua các năm.Nguyên nhân là sự tăng giảm không ổn định của doanh thu, sự tăng đều về lợi nhuận qua các năm
3.Đánh giá một số chỉ tiêu về sử dụng quỹ tiền lương trong Công ty
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả công tác tiền lương người ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
- Hệ số giữa tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng tiền lương : M1
- Hệ số giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng quỹ lương : M2
M1 = M2 =
IDT = ILN =
IQL =
Trong đó:M1: Tỷ số giữa tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng tiền lương. M2 : Tỷ số giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng tiền lương.
ILN : Tốc độ tăng lợi nhuận. IDT : Tốc độ tăng doanh thu. IQL : tốc độ tăng quỹ lương.
DT1, DT0 : Doanh thu năm sau, năm trước. QL1, QL0 : Quỹ lương năm sau, năm trước. LN1.LN0 : Lợi nhuận năm sau, năm trước
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Obj119 Obj120 Obj121 Obj122 Obj123 Obj124
IDT 1.00 1.05 0.52 1.04 1.08
IQL 1.00 1.11 0.96 1.34 0.73
ILN 1.00 1.51 1.17 1.13 1.35
M1 1.00 0.95 0.44 0.77 1.47
M2 1.00 1.05 0.52 1.04 1.08
3.1.So sánh tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng tiền lương (M1)
Nếu K1 >1 : chứng tỏ mức tiền lương trả cho người lao động là hợp lý. Nhìn vào số liệu trên ta thấy nhìn chung K1 < 1 chứng tỏ mức tiền lương trả cho người lao động là chưa hợp lý, chỉ năm 2006 là K >1. Tiền lương là một phần chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thì khó khăn trong việc đáp ứng cho các khoản chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng đều và cao qua các năm là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính cao.
Hệ số K1 < 1 nhưng qua các năm đều có xu hướng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong công tác trả lương, đặc biệt, trong năm 2006, hệ số này >1. Điều này cho thấy công tác trả lương đã có nhiều tiến bộ.
3.2.So sánh tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng tiền lương (K2)
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Nó phản ánh đúng đắn nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được. Do đó để đánh gía chính xác hơn vấn đề sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp ta có thể sử dụng tỷ số K2
Nếu K2 > 1 điều này có nghĩa là : tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng tiền lương hay khả năng tăng mức tiền lương cho người lao động là có thể đựơc mà doanh nghiệp vẫn có lãi. Khi đó, có thể tăng mức lương nhằm tạo sự cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo ra sự phát triển bền vững của sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI TIẾN CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG