Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện- CPT.doc (Trang 25 - 30)

2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp

Công trình xây lắp “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư là Bưu điện thành phố Hà Nội. Do đó vật tư được sử dụng trong thi công công trình này bao gồm một số loại vật tư chính mà do chính Chủ đầu tư cung cấp, còn lại một số loại vật tư chính và toàn bộ phần vật tư phụ là vật tư của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.

Danh sách một số vật tư chính và vật tư phụ của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện sử dụng trong công trình “Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được trình bày trong bảng 2.7..

Bảng 2. 7 Danh sách các loại vật tư

STT Thành phần vật tư Đơn vị Khối lượng Chênh

lệch Kế hoạch Thực tế Vật liệu chính 1 Cáp đồng bọc PVC M35 Mét 50 50 0 2 Cáp nguồn 2 x 16 Mét 90 90 0 Vật liệu phụ 1 Đinh vít nở M14 Bộ 12 12 0 2 Băng dính 15 x 20.000 m Cuộn 23,8 21 - 2,8

3 Băng lau đầu connetor Cuộn 38,4 38,4 0

4 Cồn công nghiệp kg 32,21 30,89 - 1,32

5 Dây thép F2 kg 1,5 1,5 0

6 Ống gen mềm F5 Mét 55 41 - 14

7 Giấy in khổ A4 Ram 0,22 0,22 0

8 Lạt nhựa 5 x 200 mm Cái 2.760 2,760 0

9 Tem đánh dấu Cái 419 363 - 56

10 Thiếc hàn Kg 0,825 0,615 - 0,21

Nguồn: Phòng kinh tế

Nhận xét: Trong quá trình thực hiện công trình, các loại vật tư được sử dụng tiết kiệm. Do đó

không có loại vật tư nào sử dụng vượt quá kế hoạch đề ra. Trong đó có một số loại vật tư sử dụng hiệu quả nên khối lượng thực tế ít hơn kế hoạch.

2.3.2. Cách xây dựng định mức sử dụng vật tư

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chuyên ngành Bưu chính Viễn thông là định mức kinh tế- kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về nguyên vật liệu để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác xây lắp hoặc cài đặt lập trình cho một thiết bị từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc.

Vật tư mà công ty sử dụng khi xây lắp thi công các công trình thường được sử dụng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chuẩn của ngành. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu này do Viện nghiên cứu Bưu điện xây dựng dựa trên phương pháp thử nghiệm. Vì vậy, Công ty không mất thời gian và chi phí cho việc xây dựng định mức sử dụng vật tư. Tuy nhiên, khi định mức của các ngành có liên quan thay đổi thì định mức của Công ty cũng phải thay đổi theo. Do đó, mức độ chủ động của Công ty không cao.

2.3.3. Tình hình sử dụng vật tư

 Vật tư nhập kho : Giá trị của vật tư nhập kho được tính theo giá thực tế.

Vật tư mua ngoài:

Giá thực tế nhập kho = giá mua ghi trên hóa đơn

+ các loại thuế không được hoàn lại + chi phí thu mua

- Chiết khấu thương mai - giảm giá hàng mua • Vật tư có được do được tặng, thưởng:

Giá thực tế nhập kho = giá thị trường tương đương + Chi phí tiếp nhận • Phế liệu thu hồi:

Giá thực tế nhập kho = giá trị thu hồi ước tính

 Vật tư xuất kho : Giá trị của vật tư xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Tức là vật tư nào được nhập vào kho trước, khi cần đến sử dụng sẽ được xuất trước.

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục giá trị hàng nhập, xuât, tồn trên sổ kế toán. Khi xuất và khi nhập vật tư đều phải có chứng từ.

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát

Vật tư khi mua về sẽ được nhập kho và bảo quản cẩn thận để đảm bảo vật tư không bị hư hỏng và mất mát.

Khi có nhu cầu về một loại vật tư nào đó để thực hiện xây lắp công trình, Công ty căn cứ vào lượng vật tư tồn kho. Nếu vật tư không đủ thì sẽ được mua ngay cho kịp tiến độ thi công công trình. Do Công ty có những nhà cung cấp vật tư có uy tín và chất lượng nên Công ty không cần dự trữ vật tư quá nhiều.

Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất kho vật tư, vật tư được cấp phát đầy đủ, có chất lượng tốt và kịp thời.

2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định

Tài sản cố định là loại tài sản có nguyên giá lớn hơn 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

TSCĐ hữu hình của Công ty chủ yếu là: • Nhà cửa, vật kiến trúc

• Máy móc, thiết bị: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSCĐ hữu hình. • Phương tiện vận tải

TSCĐ vô hình của Công ty là: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa.

Bảng 2.8 Cơ cấu tài sản cố định tính đến 31/12/2006

Đơn vị tính: Đồng

Loại TSCĐ Nguyên giá GT hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Tỷ trọng

TSCĐ hữu hình 15.230.887.659 - 4.531.932.198 10.698.955.461 65,04%

TSCĐ vô hình 5.751.200.000 0 5.751.200.000 34,96%

Nguồn: Phòng kinh tế

TSCĐ hữu hình được khấu hao đều theo thời gian.

Danh sách các máy móc thiết bị của Công ty: Xem phụ lục số 5

2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định

Thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định:

• Nhà cửa, vật kiến trúc: thời gian sử dụng từ 5-50 năm • Máy móc, thiết bị: thời gian sử dụng từ 5- 15 năm • Phương tiện vận tải: thời gian sử dụng từ 6-10 năm • Thiết bị, dụng cụ quản lý: thời gian từ 3-10 năm  Thời gian sử dụng TSCĐ thực tế:

TSCĐ của Công ty được sử dụng khi Công ty nhận được đơn hàng xây lắp từ khách hàng. Tùy vào từng công trình khác nhau mà số lượng và chủng loại máy móc thiết bị được sử dụng là khác nhau.

Chẳng hạn, trong công trình lắp “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư là Bưu điện thành phố Hà Nội. Khi thực hiện xây lắp công trình thì các loại máy móc thiết bị cần dùng và thời gian sử dụng thực tế được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2. 9 Các loại máy móc, thiết bị và thời gian sử dụng thực tế

STT Loại máy móc, thiết bị Thời gian thực tế (ca)

1 Đồng hồ đo điện vạn năng 5,59

2 Máy đo độ méo tần số và tạp âm 5,5

3 Máy đo điện trở suất của đất 0,03

4 Máy đo cáp quang OTDR 25,6

5 Máy đo méo phi tuyến 5,5

6 Máy đo mức milivon 5,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Máy cắt uốn 5kw 0,15

8 Máy hiện sóng 5,5

9 Máy khảo sát đặc tuyến tần số 5,5

10 Máy khoan 1,5kw 0,15

11 Máy nạp số liệu chuyên dụng 14,5

12 Máy phát tín hiệu 5,5

13 Máy so pha 5,5

14 Máy tính chuyên dụng 89,5

Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế

Tính hệ số phụ tải ( Hệ số sử dụng công suất) của đồng hồ đo điện vạn năng:

• Dự án kéo dài 60 ngày • 1 ca / ngày

• Có 04 đồng hồ đo điện vạn năng • Thời gian làm việc thực tế là 5,59 ca

→ Hệ số phụ tải của đồng hồ đo điện vạn năng = 5,59 / ( 4 x 60) x 100% = 2,33%

Nhận xét: Đồng hồ đo điện vạn năng được sử dụng 2,33 % công suất trong thời gian thực hiện dự

án. Do đặc điểm của công trình là chỉ khi cần dùng đến loại máy móc, thiết bị nào trong quá trình xây lắp thì máy đó mới được sử dụng, chứ không phải tất cả máy móc, thiết bị được dùng 100% thời gian của dự án. Do đó tuy thời gian sử dụng thực tế thấp nhưng không đáng lo ngại.

Tình hình sử dụng các máy móc, thiết bị khác được tính tương tự như trên.

2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Ưu điểm:

• Vật tư sử dụng trong công trình xây lắp tiết kiệm, hiệu quả mà công trình vẫn đạt được chất lượng yêu cầu.

• Công ty không dự trữ quá nhiều vật tư, tránh ứ đọng vốn kinh doanh.

Nhược điểm:

• Áp dụng định mức tiêu hao vật tư của Bộ xây dựng nên Công ty không có sự chủ động về định mức trong quá trình hoạt động. Vì khi định mức quy định của nhà nước thay đổi thì định mức của Công ty cũng phải thay đổi theo.

• Công ty có thể lâm vào tình trạng thiếu vật tư khi cần nếu như không có được những nhà cung cấp có uy tín.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện- CPT.doc (Trang 25 - 30)