Phân tích tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện- CPT.doc (Trang 37 - 47)

Bảng 2.13 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 dạng tóm lược

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2006

Đơn vị tính: Đồng

CHỈ TIÊU MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM

1. Doanh thu thuần 10 121.858.400.621 125.345.088.020

2. Giá vốn hàng bán 11 106.773.966.292 110.269.354.288

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 15.084.434.329 15.075.733.732

4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 198.260.846 169.455.740

5. Chi phí tài chính 22 3.413.947.200 3.659.124.808

Trong đó lãi vay 23 3.413.947.200 3.463.549.023

6. Chi phí bán hàng 24 0 0

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 7.716.943.953 7.525.933.959

8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 7.367.490.376 4.060.130.705

9. Thu nhập khác 31 0 3.400.000

10. Chi phí khác 32 23.463.774 375.313

11. Lợi nhuận khác 40 -23.463.774 3.024.687

12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 4.128.340.148 4.063.155.392 13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 1.155.935.269 1.137.683.510

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 0

15 Lợi nhuận sau thuế 60 2.972.404.979 2.925.471.882

16 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 18% 18%

Nguồn: Phòng kinh tế

Bảng 2.14 Tỷ trọng của các loại chi phí, lợi nhuận trong doanh thu thuần

Tên các loại chi phí, lợi nhuận Tỷ trọng (%) Xu thế biến đổi

Năm 2005 Năm 2006

Giá vốn hàng bán 87,62 89,97 Tăng

Chi phí bán hàng 0 0 Không đổi

Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,33 6,00 Giảm

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 6,05 3,24 Giảm

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu thuần trong năm 2006 chỉ tăng 2,86%. Trong khi đó tuy chi phí quản lý doanh nghiệp giảm không đáng kể 0,33% thì giá vốn hàng bán năm 2006 tăng

2,35%. Dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2006 giảm 2,81% so với năm 2005. Chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu thuần là không tốt.

2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.15 Bảng cân đối kế toán năm 2006 dạng tóm tắt

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2006

Đơn vị tính: Đồng

TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM

A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 163.671.562.637 165.373.333.736

I - Tiền 110 3.934.603.859 3.329.030.093

II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0

III - Các khoản phải thu 130 129.970.305.009 133.843.132.940

IV - Hàng tồn kho 140 10.995.924.048 11.647.130.703

V - Tài sản lưu động khác 150 18.770.729.971 16.554.040.000

B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 18.035.828.007 17.450.155.461

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0

II - Tài sản cố định 220 17.235.828.007 16.450.155.461

III - Bất động sản đầu tư 240 0 0

IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0

V - Tài sản dài hạn khác 260 800.000.000 1.000.000.000

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 181.707.390.644 182.823.489.197

NGUỒN VỐN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM

A - NỢ PHẢI TRẢ 300 166.863.362.677 166.692.481.347

I - Nợ ngắn hạn 310 166.863.362.677 166.692.481.347

II - Nợ dài hạn 330 0 0

B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 14.844.027.967 16.131.007.850

I - Nguồn vốn, quỹ 410 14.748.073.690 16.051.755.960

II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 95.954.270 79.251.890

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 181.707.390.644 182.823.489.197

Bảng 2.16 Cơ cấu tài sản của Công ty trong 2 năm 2005, 2006

Tên các loại tài sản Tỷ trọng (%) Xu thế biến đổi

Năm 2005 Năm 2006

Tiền và các khoản tương đương tiền 2,16 1,82 Giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản phải thu 71,53 73,21 Tăng

Hàng tồn kho 6,05 6,37 Tăng

Tài sản lưu động khác 10,33 9,05 Giảm

Tài sản cố định ròng 9,48 9,00 Giảm

Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0,44 0,55 Tăng

Qua bảng trên ta thấy:

•Xuất phát từ đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên các khoản phải thu trong tổng tài sản của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006, tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản tăng 1,68% so với năm 2005. Dấu hiệu này là không tốt đối với công ty do vốn của công ty bị người khác chiếm dụng quá nhiều, dễ dẫn đến thiếu vốn trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty.

•Tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản của năm 2006 tăng 0,32% so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu không tốt. Hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đọng nhiều dẫn đến vốn của công ty bị ứ đọng.

•Ngoài ra tỷ trọng của các loại tài sản khác trong tổng tài sản như: Tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản lưu động khác, tài sản cố định ròng của năm 2006 đều giảm so với năm 2005. Riêng tỷ trọng của các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của năm 2006 tăng so với năm 2005.

Bảng 2.17 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 2 năm 2005, 2006

Tên các loại nguồn vốn Tỷ trọng (%) Xu thế biến đổi

Năm 2005 Năm 2006

Nợ ngắn hạn 90,61 91,18 Tăng

Nợ khác 1,22 0 Giảm

Nguồn vốn, quỹ 8,12 8,78 Tăng

Qua bảng trên ta thấy:

• Nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn. Năm 2006, tỷ trọng của nợ ngắn hạn tăng 0,57% so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã chiếm dụng được nhiều vốn của những đối tượng khác như: khách hàng, nhà cung cấp, nhà nước, người lao động,…để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

• Trong năm 2006, nguồn vốn và quỹ của Công ty tăng 0,66% so với năm 2005. Ngoài ra, nợ khác và nguồn kinh phí, quỹ khác của năm 2006 đều giảm so với năm 2005.

2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính a. Phân tích khả năng thanh toán:

• Tỷ số khả năng thanh toán chung (hiện hành) của công ty trong năm 2006 bằng 0,9921, tỷ số này nhỏ hơn 1. Do đó công ty gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

• Trong 2 năm 2005 và 2006, công ty luôn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số khả năng thanh toán chung của công ty trong năm 2006 có xu hướng tăng so với tỷ số khả năng thanh toán chung trong năm 2005. Do đó, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong năm 2006 tuy khó khăn nhưng vẫn khả quan hơn năm 2005. Nguyên nhân do năm 2006 TSLĐ&ĐTNH tăng và nợ ngắn hạn giảm so với năm 2005.

b. Phân tích cơ cấu tài chính:

• Trong năm 2006, tỷ số cơ cấu tài sản cố định lớn hơn tỷ số tài trợ dài hạn của công ty (0,0954 > 0,0882 ), tức là tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty không được tài trợ trọn vẹn bằng nguồn vốn dài hạn, mà doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) để tài trợ cho TSCĐ&ĐTDH. Như vậy rủi ro cao nếu như công ty mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

• Trong 2 năm 2005 và 2006, TSCĐ&ĐTDH của công ty luôn được tài trợ một phần bởi nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong năm 2006, phần nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho TSCĐ&ĐTNH giảm so với năm 2005.

• Tỷ số tự tài trợ của công ty trong năm 2006 quá thấp (0,0882 << 0,5). Do đó, tình hình tài chính của công ty là không vững chắc, vì phần nợ lớn hơn quá nhiều so với phần vốn chủ sở hữu.

c. Phân tích khả năng hoạt động:

• Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của năm 2006 là 0,8009. Tức là 1 đồng tài sản lưu động mà công ty bỏ ra thì thu lại được 0,8009 đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của năm 2006 tăng so với năm 2005 (0,7786 < 0,8009 ).

• Tỷ số vòng quay tổng tài sản của năm 2006 là 0,6877. Tức là 1 đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì thu lại được 0,6877 đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tổng tài sản của năm 2006 giảm so với năm 2005 ( 0,6877 < 0,6969 ).

→ Tỷ số vòng quay TSLĐ và tỷ số vòng quay tài sản của năm 2006 của công ty là quá thấp, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu hay khả năng luân chuyển tài sản là không cao.

• Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của năm 2006 là 11,0714. Tức là 1 đồng hàng tồn kho mà công ty bỏ ra thì thu lại được 11,0714 đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của năm 2006 tăng so với năm 2005 ( 11,0714 > 10,8325 ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

→ Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của năm 2006 cao, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu từ hàng tồn kho cao.

• Thời gian thu tiền bán hàng của công ty trong năm 2006 là 381 ngày ( hơn 1 năm ) là quá dài. Do đó vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên do đặc điểm của công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên sau khi hoàn thành hợp đồng thi công xây lắp với chủ đầu tư thi chủ đầu tư thường yêu cầu được trả chậm một khoản tiền khoảng 5 % của giá trị hợp đồng để làm điều kiện bắt công ty phải cam kết bảo dưỡng, sửa chữa công trình trong thời gian bảo hành. Sau khi hết thời gian bảo hàng công trình thì chủ đầu tư mới thanh toán nốt phần còn lại cho công ty. Do đó làm cho các khoản phải thu khách hàng của công ty cao và thời gian thu tiền dài.

• So với năm 2005 thì thời gian thu tiền bán hàng trong năm 2006 tăng ( 359 ngày < 381 ngày ). Như vậy là không tốt do vốn của công ty bị người khác chiếm dụng quá lâu.

• Thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp của công ty trong năm 2006 là 357 ngày. Thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp dài chứng tỏ công ty chiếm dụng được vốn của người khác lâu. Tuy nhiên thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp trong năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005 ( 481 ngày ) là 124 ngày, thời gian chiếm dụng vốn của người khác ngắn hơn.

→ Do đó công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp vừa đảm bảo được chất lượng yêu cầu mà lại có chính sách mua bán tín dụng cho lợi cho công ty.

d. Phân tích khả năng sinh lời:

• Doanh lợi tiêu thụ của năm 2006 là 2,33% tức là trong 1 đồng doanh thu mà công ty thu được thì có 0,0233 đồng lãi thuộc về chủ sở hữu công ty. Doanh lợi tiêu thụ năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005 ( 2,44% ).

• Doanh lợi vốn chủ của năm 2006 là 4,72% tức là cứ 1 đồng mà chủ sở hữu bỏ ra thì chủ sở hữu thu được 0,0472 đồng lãi. Doanh lợi vốn chủ trong năm 2006 giảm so với năm

2005 ( 5,15% ). Tỷ số này là quan trọng nhất đối với các cổ đông trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không.

• Doanh lợi tổng tài sản của năm 2006 là 0,40% tức là 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu về được 0,004 đồng lãi. Doanh lợi tổng tài sản năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005 ( 0,42% ). Tỷ số này là quan trọng nhất đối với công ty.

→ Tóm lại, 3 tỷ số doanh lợi của công ty trong năm không cao và đều giảm so với năm 2005. Chứng tỏ tình hinh kinh doanh trong năm 2006 của công ty không được tốt.

Các tỷ số tài chính hiệuKý Công thức tính Năm 2005 Năm 2006 Xu thế Các tỷ số về khả năng thanh toán

1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành KHH

TSLĐ&ĐTNH

0,9809 0,9921 Tăng Nợ ngắn hạn

2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh KN

TSLĐ&ĐTNH - HTK

0,3262 0,9222 Tăng Nợ ngắn hạn

3. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời KTT

Tiền

0,0239 0,0200 Giảm Nợ ngắn hạn

Các tỷ số về cơ cấu tài chính

1. Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động CTSLĐ

TSLĐ&ĐTNH

0,9007 0,9046 Tăng Tổng tài sản

2. Tỷ số cơ cấu tài sản cố định CTSCĐ

TSCĐ&ĐTDH 0,0992 0,0954 Giảm Tổng tài sản 3. Tỷ số tự tài trợ CVC NVCSH 0,0817 0,0882 Tăng Tổng tài sản 4. Tỷ số tài trợ dài hạn CTTDH NVCSH + Nợ dài hạn 0,0817 0,0882 Tăng Tổng tài sản Các tỷ số về khả năng hoạt động

1. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động VTSLĐ

Doanh thu thuần

0,7786 0,8009 Tăng TSLĐ&ĐTNH bq (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản VTTS

Doanh thu thuần

0,6969 0,6877 Giảm Tổng tài sản bq

3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho VHTK

Doanh thu thuần

10,8325 11,0714 Tăng Hàng tồn kho bq

4. Thời gian thu tiền bán hàng TPThu

Các khoản phải thu bq x 365

359 ngày 381 ngày Tăng Doanh thu bán chịu

Các tỷ số tài chính hiệuKý Công thức tính Năm 2005 Năm 2006 Xu thế Các tỷ số về khả năng sinh lời

1. Doanh lợi tiêu thụ (ROS) LDT

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần 2,44% 2,33% Giảm

2. Doanh lợi vốn chủ (ROE) LVC

Lợi nhuận sau thuế

NVCSH bq 5,15% 4,72% Giảm

3. Doanh lợi tổng tài sản (ROA) LTTS

Lợi nhuận sau thuế

Về khả năng thành toán: Công ty gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

Về cơ cấu tài chính:

• Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty không được tài trợ trọn vẹn bằng nguồn vốn dài hạn, mà doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) để tài trợ cho TSCĐ&ĐTDH. Như vậy rủi ro cao nếu như công ty mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

• Tình hình tài chính của công ty là không vững chắc, vì phần nợ lớn hơn quá nhiều so với phần vốn chủ sở hữu.

Về khả năng hoạt động:

• Tỷ số vòng quay TSLĐ và tỷ số vòng quay tài sản của công ty là quá thấp, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu hay khả năng luân chuyển tài sản là không cao. • Tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu từ hàng tồn

kho cao.

• Vốn của công ty bị người khác chiếm dụng quá lâu do các khoản phải thu khách hàng của công ty cao và thời gian thu tiền dài

• Công ty chiếm dụng được vốn của người khác lâu do thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp dài. Do đó công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp vừa đảm bảo được chất lượng yêu cầu mà lại có chính sách mua bán tín dụng cho lợi cho công ty.

Về khả năng sinh lời: Các tỷ số doanh lợi của công ty trong năm không cao và đều

giảm so với năm 2005. Chứng tỏ tình hinh kinh doanh trong năm 2006 của công ty không được tốt.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện- CPT.doc (Trang 37 - 47)