2.4.1. Các loại chi phí của Công ty
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện phân loại chi phí đang sử dụng theo khoản mục, tức là dựa vào công dụng và địa điểm phát sinh của chi phí để phân loại. Bao gồm các loại chi phí sau:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bao gồm: chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ.
• Chi phí nhân công trực tiếp. Bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp cho tích chất lương ( phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, ca đêm, làm thêm giờ…). Ngoài ra còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
• Chi phí sản xuất chung. Bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
• Chi phí bán hàng. Bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…dành cho hoạt động bán hàng.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…dành cho việc quản lý doanh nghiệp.
2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty
Do khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và để thuận lợi cho việc ghi chép và phản ánh số liệu vào hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán, Công ty sử dụng hệ thống kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái.
Đây là hình thức kế toán trực tiếp, kế toán đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ cũng như đặc trưng về trình tự hoạch toán
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ảnh vào một quyển số gọi là Nhật ký- Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời
gian và theo hệ thống, Tất cả các tài khoản mà Công ty sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ và Có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ ghi vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi một dòng vào Nhật ký – Sổ cái.
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
• Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào ngày đến làm gốc, ghi vào Sổ quỹ, Nhật ký – sổ cái và sổ hạch toán chi tiết chi từng đối tượng. • Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu từ sổ hạch toán chi tiết vào Bảng tổng hợp chi tiết. • Bảng tổng hợp chi tiết và Nhật ký- sổ cái là căn cứ để lập các báo cáo kế toán
Nhận xét: Hình thức nhật ký- sổ cái đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các
công ty có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít.
2.4.3. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của Công ty
Sổ hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký – Sổ cái.
Báo cáo kế toán Sổ quỹ
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Công ty xác định giá thành kế hoạch của một công trình ( giá thành được ghi trong hồ sơ dự thầu của công ty) dựa trên cơ sở các định mức về hao phí nguyên vật liệu, định mức hao phí nhân công, định mức hao phí máy thi công và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Bảng 2. 10 Tổng giá thành kế hoạch của công trình “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” ĐVT: Đồng STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Công thức MSS BRAS Cầu Giấy BRAS Đinh
Tiên Hoàng Tổng giá trị
I Chi phí vật liệu trực tiếp VL VL = VLC + VLP 5.889.390 3.060.810 291.970 9.242.170
Vật liệu chính VLC 4.142.710 2.682.170 0
Vật liệu phụ VLP 1.746.680 378.640 391.970
II Chi phí nhân công trực tiếp NC 24.036.049 6.693.546 3.328.761 34.058.356
III Chi phí sản xuất chung SXC SXC = C1 + C2 + C3 21.122.302 6.261.524 3.192.412 30.576.238
Chi phí máy thi công C1 5.498.870 1.848.137 1.028.717
Chi phí chung khác C2 NC x 65% 15.623.432 4.350.805 2.163.695
Chi phí khác bằng tiền C3 0 62.582 0
TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
KẾ HOẠCH Z Z = VL+ NC+ SXC 73.876.764
2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế a. Phương pháp tập hợp chi phí:
Trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất:
• Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. • Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho các đối
tượng liên quan trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. • Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. • Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
• Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( NVLTT), kế toán sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”
Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết (nếu có) + Kết chuyển chi phí NVLTT
TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…)
• Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp (NCTT), kế toán sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
• Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung (SXC), kế toán sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
Bên Nợ: tập hợp chi phí sản cuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
+ Kết chuyển ( hay phân bổ) chi phí sản xuất chung
TK 627 không có số dư cuối kỳ do đã kết chuyển hoặc được phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết tới những tài khoản cấp 2.
• Để kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Theo phương pháp này,trong giá trị sản phẩm dỏ dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT và chi phí NCTT.
• Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho theo từng ngành sản xuất, theo từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản xuất, từng sản loại lao vụ, dịch vụ…của các bộ phận sản xuất- kinh doanh chính, sản xuất-kinh doanh phụ.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ ( chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC)
Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (nếu có)
+ Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành
b. Phương pháp tính giá thành thực tế:
Do Công ty sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng nên kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX DD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX DD CK
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn hàng. Đối với các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng thì hoạch toán trực tiếp cho đơn hàng đó. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp sẽ phân bổ cho từng đơn hàng theo tỷ lệ phần trăm của nhân công trực tiếp.
Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàn hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với những đơn hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và được chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm cửa đơn hàng.
2.4.5. Phân tích sự biến động của giá thành thực tế
Giá thành sản xuất của một số công trình mà Công ty thực hiện trong thời gian qua được trình bày trong bảng 2.11 và bảng 2.12.
Bảng 2.11 Giá thành sản xuất kế hoạch và thực tế của công trình “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng”
ĐVT: Đồng
Các loại chi phí Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch tuyệt đội TT/KH (%)
Chi phí vật liệu trực tiếp 9.242.170 9.176.004 -66.166 99,28 Chi phí nhân công trực tiếp 34.058.356 31.065.118 -2.993.238 91,21 Chi phí sản xuất chung 30.576.238 28.078.479 -2.497.759 91,83
TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 73.876.764 68.319.601 -5.557.163 92,48
Nguồn : Hồ sơ quyết toán, Phòng kinh tế
Qua bảng trên ta thấy giá thành sản xuất thực tế giảm so với giá thành kế hoạch7,52%. Giá thành thực tế chỉ bằng 92,48% giá thành kế hoạch. Cả ba khoản mục chi phí chính đều giảm. Có được kết quả đó là do:
• Công ty đã tiết kiệm được các nguyên vật liệu phụ
• Khoán khối lượng công việc nhất định cho lao động phải hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định từ đó nhằm giảm chi phí nhân công
• Khấu hao máy móc thiết bị thấp đi
• Tận dụng đối đa năng lực của máy móc, thiết bị.
Bảng 2.12 Giá thành sản xuất kế hoạch và thực tế của công trình “ Mở rộng hệ thống chuyển mạch EWSD Kim Liên và Ô Chợ Dừa Hà Nội
giai đoạn 2005-2006 thêm 8336 cổng”
ĐVT: Đồng
Các loại chi phí Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch tuyệt đội TT/KH (%)
Chi phí vật liệu trực tiếp 28.958.188 23.436.917 -5.521.271 80,93 Chi phí nhân công trực tiếp 90.434.678 90.852.920 418.242 100,46 Chi phí sản xuất chung 85.128.920 85.283.142 154.222 100,18
TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 178.459.416 199.572.979 21.113.563 111,83
Nguồn : Hồ sơ quyết toán, Phòng kinh tế
Qua bảng trên ta thấy, giá thành sản xuất thực tế của công trình tăng hơn so với kế hoạch 11,83%. Tuy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có giảm nhưng giá thành sản xuất thực tế của công trình bằng 111,83% giá thành sản xuất kế hoạch. Kết quả này do những nguyên nhân sau:
• Trong năm 2006, tiền lương tối thiểu tăng so với năm 2005 khi xây dựng giá thành sản xuất kế hoạch. Dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng tăng lên.
• Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng như: điện, nước, xăng dầu,…
Trong trường hợp có sự biến động của giá thành sản xuất của công trình thì Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện ( Nhà thầu) sẽ bàn bạc với chủ đầu tư để xem xét tình cách giải quyết nếu nguyên nhân là do những yếu tố khách quan.
2.4.6. Nhận xét Ưu điểm:
• Cách phân loại chi phí theo khoản mục là phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của Công ty.
• Hình thức nhật ký- sổ cái đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các công ty có quy mô nhỏ và vừa, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít.
• Công ty xác định giá thành kế hoạch của một công trình dựa trên cơ sở các định mức về hao phí nguyên vật liệu, định mức hao phí nhân công, định mức hao phí máy thi công và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch là hợp lý với đặc điểm sản xuất.
• Do trong giá thành của Công trình thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nên Công ty phân bổ chi phí gián tiếp theo chi phí nhân công trực tiếp là hoàn toàn phù hợp.
Nhược điểm:
• Giá thành công trình biến đổi do những yếu tố khách quan nên công ty không có được sự chủ động trong công tác giá thành kế hoạch. Do đó, một số công trình giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch.