Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ TRỤC VỚT CÔNG TRÌNH.doc (Trang 36 - 38)

9. Các chính sách của Đảng và Nhà nước:

1.4.1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Tài sản lưu động tiến hành chu chuyển không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn lưu động trải

nhiều hình thái khác nhau ( tiền – hàng tồn kho - khoản phải thu - tiền). Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông được thuận lợi.

Qui mô của tài sản lưu động lớn hay nhỏ phụ thuộc bởi nhiều nhân tố như quy mô sản xuất, trình độ kỹ thuật, trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất, trình độ tổ chức cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm

Tài sản lưu động gồm nhiều loại tài sản khác nhau về tính chất, vị trí trong quá trình sản xuất như: tiền, các loại hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn.

Đối với các loại tiền: tiền các loại dự trữ nhiều hay ít sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán và hiệu quả sử dụng đồng tiền. Do đó, để kiểm soát có thể tính tỷ trọng của tiền trong tổng tài sản lưu động nói chung.

Đối với các loại hàng tồn kho: hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục và đáp ứng yêu cầu thị trường. Mức độ tồn kho của từng loại cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, chế độ cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm thời vụ trong năm. Để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục, đồng thời đáp ứng đủ cho nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần có mức tồn kho hợp lý.

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho

Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Đối với các khoản phải thu: trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu (kể cả phải trả) là điều tất yếu. Các khoản phải thu lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, số vốn lưu động bị chiếm dụng là khoản không sinh lời. Do đó, nhanh chóng giải phóng số vốn bị ứ

đọng trong khâu thanh toán là một biện pháp quan trọng của công tác tài chính. Chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình sẽ thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình =

Doanh thu bình quân một ngày

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ TRỤC VỚT CÔNG TRÌNH.doc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w