Phương pháp phân tích: 1 Phương pháp so sánh:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ TRỤC VỚT CÔNG TRÌNH.doc (Trang 38 - 39)

9. Các chính sách của Đảng và Nhà nước:

1.4.2Phương pháp phân tích: 1 Phương pháp so sánh:

1.4.2.1 Phương pháp so sánh:

So sánh là một trong hai phương pháp sử dụng phổ biến trong hoạt động phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phân tích, giải quyết các vấn đề cơ bản như xác định gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh. Và cần thoả mãn một số điều kiện như thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính…. Xác định gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của so sánh, tuy nhiên gốc thường được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hay số bình quân. Nội dung so sánh gồm:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước…..) để thấy rõ xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp, nhằm đánh giá chính xác sự biến động tài chính của doanh nghiệp như thế nào để kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số bình quân của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.

- So sánh dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ TRỤC VỚT CÔNG TRÌNH.doc (Trang 38 - 39)