Đánh giá khái quát tình hình biến động về vốn và nguồn vốn của công ty:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng.doc (Trang 27 - 28)

a) Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2007 – 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2007 - 2008)

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy, năm 2007 nguồn vốn của công ty là 24.998 triệu đồng, trong đó: Nợ phải trả là 12.506 triệu đồng, chiếm 50,03% tổng nguồn vốn; vốn chủ sở hữu là 12.492 triệu đồng, chiếm 49,97% tổng nguồn vốn. Sự chênh lệch về tỷ trọng không cao (0,06%) chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp trong năm 2007 có một nửa là vay nợ bên ngoài mà chủ yếu là vay ngân hàng. Nhưng sang năm 2008, do ngân hàng tăng lãi suất cho vay (bởi trong năm này xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu) nên công ty đã trả bớt 2.500 triệu cho ngân hàng để giảm chi phí lãi vay. Vì thế nợ phải trả chỉ còn 10.006 triệu đồng. Bên cạnh đó công ty còn tăng thêm vốn chủ sở hữu lên 15.320 triệu (tăng 2.828 triệu) làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng và đạt 60,49% tổng nguồn vốn,

Sinh viên: Trần Thị Như Trang-QT902N

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % A.Nợ phải trả 12.506 50,03 10.006 39,51 -2.500 -19,99 B.Vốn chủ sở hữu 12.492 49,97 15.320 60,49 +2.828 +22,64 Tổng cộng nguồn vốn 24.998 100 25.326 100 +328 +1,31 27

còn tỷ trọng của khoản mục nợ phải trả giảm xuống chỉ còn 39,51% tổng nguồn vốn.

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng là do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, trong năm 2007 công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nhiều hợp đồng đã được kí kết nên tổng doanh thu của công ty tăng 15.297 triệu trong đó, doanh thu thuần tăng 15.200 triệu (tương đương tăng 30,13%) so với năm trước. Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty khá khả quan nên ông Đặng Quang Suốt là thành viên có số vốn góp lớn nhất, đồng thời là giám đốc công ty đã quyết định đầu tư thêm để gia tăng vốn chủ sở hữu với mục đích mua sắm thêm máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng chất lượng cũng như tiến độ các công trình, ngày càng khẳng định vị thế của công ty trên thị trường. Nguyên nhân thứ 2 làm tăng vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận giữ lại của công ty tăng 38% so với năm trước.

Tóm lại, việc giảm vay nợ và tăng vốn chủ sở hữu đã cho thấy thực lực tài chính của công ty đang mạnh lên, công ty không còn bị phụ thuộc vào các chủ nợ, do đó sẽ không phải chịu sức ép từ phía ngân hàng và sẽ độc lập hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng.doc (Trang 27 - 28)