Định hướng quy hoạch của ngành:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của APL Hà Nội trong nền kinh tế thị trường.doc (Trang 44 - 47)

CỦA CÔNG TY APL HÀ NỘ

3.1.1.Định hướng quy hoạch của ngành:

Kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức độ tăng trưởng cao. GDP hàng năm theo dự báo đạt mức tăng trưởng từ 7% - 8%. Hàng hóa thông qua Cảng biển dự báo lên 214 triệu tấn năm 2010. Hàng container thông qua cảng biển khoảng 3.4 triệu TEU năm 2010 (theo “Chiến lược phát triển ngành Giao Thông Vận Tải”. Số liệu sưu tầm).

“Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010” có chỉ rõ “nhóm Cảng biển phía Bắc được phân thành 24 Cảng khác nhau; ngoài những cảng dầu, xi măng, gas, còn tồn tại nhiều cảng tổng hợp khác nhau như: Cảng Hải Phòng, Cảng Cửa Cấm, Cảng Công ty cổ phần Container Việt Nam, Cảng Hải Phòng (Khu Đình Vũ), Cảng Liên Doanh Transvina, Cảng Đoạn Xá và một số cảng tiềm năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng hàng hóa thông qua tại khu vực”.

 Về điều kiện địa lý:

Hải Phòng đã được các nhà Kỹ Trị của Pháp lựa chọn để xây dựng thành một cảng biển chính, một cửa ngõ thông thương chủ yếu cho khu vực phía Bắc từ hơn 100 năm nay bởi một điều kiện tự nhiên sẵn có vì một mạng lưới đường sông dày đặcvà nối liền với hầu hết các địa phương khác trong khu vực và cách Hà Nội trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước chỉ 102 Km, quốc lộ 5 và quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh và các tỉnh Thái Bình, Nam Định và các tỉnh miền Trung bằng hệ thốn đường bộ mới được xây dựng và nâng cấp rất thuận tiện cho giao thông vận tải và không phải gặp trở ngại về cầu, phà như trước đây nữa. Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất của Cảng Hải

Phòng và luồng lạch dẫn tàu ra vào Cảng, do tốc độ sa bồi rất lớn khi hoàn thiện dự án cải tạo Cảng bằng nguồn vốn ODA cũng chỉ chỉnh tri luồng với chiều rộng 80m -150m, độ sâu ổn định 4,2m đảm bảo cho tàu có mớn nước lớn nhất 7 m (khoảng 1 vạn tấn) có thể ra, vào khi chiều cường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các tàu phải giảm tải (làm hàng chuyển tải) tại vùng neo tại Vịnh Hạ Long hoặc vào cảng Cái Lân mặc dù tàu không có hoặc rất ít hàng hóa xếp dỡ tại Quảng Ninh. Hiện nay, Cảng đã được nhà nước cho phép xây dựng nạo vét luồng dẫn tàu mới từ: Phao số 0 qua Lạch Huyện dài 17,5 km, khơi thông kênh Hà Nam mới (Cát Hải) dài 4,5 km về cảng Hải Phòng với độ sâu code luồng dự kiến là

-7,3 m rộng 150 m thì mới có thể cho tàu khoảng 40.000 tấn ra vào được.

Có thể nhận xét về sản lượng hàng hóa thông qua của riêng Cảng Hải Phòng qua một số năm gần đây. Cảng được coi là quan trọng và lớn nhất của khư vực miền Bắc. Mức độ tăng sản lượng thông qua của Cảng Hải Phòng đã vượt quá xa so với dự báo và quy hoạch. Năm 2000, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng đạt 8,5 triệu tấn, năm 2001 đạt 9triệu tấn, năm 2003 đạt 11,3triệu tấn và năm 2004 toàn bộ các khu vực cảng Hải Phòng đạt xấp xỉ 17triệu tấn. Hàng hóa đến Cảng tăng mạnh, đặc biệt là sản lượng hàng Container qua cảng Hải Phòng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động địa lý tàu hàng container tại khu vực.

- Cảng Chùa Vẽ: Đây là cảng container hiệ đại và lớn nhất miền Bắc gồm 3 cầu tàu dài 498m và 75.000 m² bãi CY và 10.000 m² kho với 4 cần cẩu bờ 2 cẩu giàn QC/42 tấn, 4RTG, 3 xe nâng 42 tấn và 15 xe nâng nhỏ để đóng rút hàng ra, vào container. Cảng được xây dựng bởi nguồn vốn ODA Nhật Bản hiện đang xây dựng thêm 02 cầu tầu nữa về phía Hạ Lưu song Cấm. Có đội ngũ công nhân lành nghề năng suất xếp dỡ cao khoảng 25 - 30 container/1h/1cẩu. Việc quản lý thiết bị được trang bị bởi hệ thống máy vi tính nối mạng với trung tâm xử lý dữ liệu của Cảng và các hãng tàu.

- Cảng Transvina: Đây là cảng liên doanh giữa các đơn vị thành viên của Vinalines và công ty Ituchu Nhật gồm 1 cầu dài 120 m với 30.000 m² bãi và 1.000 m² kho có 2 cẩu bờ 1 cẩu cố định sức nâng 40 tấn và 1 cẩu di động sức nâng 100 tấn thao

tác nhanh gọn khoảng 25 container và hàng siêu trọng. Tuyến hậu phương có 3 xe nâng 42 tấn và 6 xe nâng nhỏ 3,4 tấn. Điểm hạn chế là khu vực bến, bãi chật hẹp ảnh hưởng đến tốc làm hàng và giải phóng tàu.

- Cảng Đoạn Xá: Đây là Cảng cổ phần đầu tiên của Việt Nam cổ phần hóa trên cơ sở của xí nghiệp thành viên của cảng Hải Phòng, gồm 02 cầu dài 210 m, 01 cẩu bờ 40 tấn và 02 cẩu 10 tấn. Diện tích kho bãi 90.000 m². Điểm thuận lợi là khu vực bến bãi rộng rãi.

- Cảng Cái Lân: Hiện nay là một cảng hiện đại nhất khu vực miền Bắc, cảng gồm 7 cầu mỗi cầu dài 220m trong đó từ cầu số 1 đến cầu số 4 giành cho tàu hàng rời còn lại cầu 5, 6, 7 giành cho tàu container với độ sâu trước bến là -13m, luồng vào hiện tại sâu -7,3 m, diện tích kho bãi rộng khoảng 36 ha. Hiện chuẩn bị xây dựng thêm 03 cầu tàu về phía hạ lưu. Thiết bị có 2 cầu giàn 42 tấn QC và 4 RTG, 01 cẩu bánh lốp 64 tấn và nhiều xe nâng vỏ container. Đây là cảng nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản giao cho doanh nghiệp của Tổng công ty Hàng Hải (Cảng Quảng Ninh khai thác). Cảng bắt đầu nhận bàn giao và đưa vào khai thác từ tháng 6/2004 với tuyến hàng hải quốc tế tàu container gồm các hãng GEMARTRANS, NYK, MARSAN, FESCO và tuyến vận tải container nội địa bao gồm các hãng tàu GEMADEPT, MARINA HANOI, SATEX. Cảng có điều kiện thuận lợi là độ sâu code luồng và độ sâu trước bến có thể cho phép loại tàu container cỡ trung bình khoảng từ 20.000 DWT – 30.000 DWT sức chở từ 1.000 – 1.500 TEU có thể ra vào cảng làm hàng 24/24h được. Nhưng điểm hạn chế ở đây là hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu đều được bốc xếp tại cảng Hải Phòng vì nhữn vấn đề như lập văn phòng đại diện, làm thủ tục Hải Quan, kinh nghiệm xếp dỡ, thủ tục giao nhận, giải quyết khiếu nại,… thì cảng Hải Phòng có bề dầy truyền thống và chuyên nghiệp hơn nhiều. Hầu hết các hãng tàu có mặt tại Việt Nam đều có văn phòng đại diện hoặc đại lý tại Hải Phòng, thậm chí các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kể cả khu vực Quảng Ninh cũng có đại diện của họ tại Hải Phòng nên nếu có việc thay đổi cảng xuất, nhập thì sẽ kéo theo rất nhiều chi phí; đây là điều kiện khó khăn lớn cho các hãng tàu khi đưa tàu cập tại đây.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của APL Hà Nội trong nền kinh tế thị trường.doc (Trang 44 - 47)