1. Tăng cường công tác quy hoạch và đâu tư phát triển du lịch Về công tác quy hoạch
Hoàn chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch suối nước Nước Mát - Đèo Le, suối Tiên Quế Hiệp, nước nóng Tây Viên, cần triển khai lập quy hoạch làng văn hóa du lịch Đai Bình.
Không thể để tình trạng khai thác một cách tự phát, không có tổ chức, không có chiến lược lâu dài. Các tài nguyên du lịch cần được tuyên truyền bài bản, mang tính liên vùng, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, tạo nên một sản phẩm đặc trưng và hấp dẫn. Để làm được việc này, trước hết là ban quản lý du lịch ở mỗi địa phương mà đại diện là phòng Công nghiệp - Thương mại - Du lich huyện Quế Sơn cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch được đẩy mạnh phát triển.
Về đầu tư
- Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: Hoàn thành xây dựng các công trình cụm văn hóa du lịch khu trung tâm huyện, hồ Suối Tiên, đường GTNT làng văn hóa du lịch Đại Bình, đầu tư xây dựng đường ĐT610 từ Mỹ Sơn - Duy Xuyên đi Quế Trung, đường ĐH từ trường tiểu học Quế Hiệp đi Suối Tiên, đường leo núi từ Mỹ Sơn - Duy Xuyên đi qua nước nóng Tây Viên - Quế Lộc, đường ĐT 611; kêu gọi và thu hút đầu tư xây dựng cầu treo qua sông Thu Bồn Trung Phước đi Đại Bình - Quế Trung.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cần phải đôn đốc các nhà đầu tư sớm khởi công xây dựng và đi vào hoạt động đối với điểm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng chữa bệnh tại nước nóng Tây Viên - Quế Lộc.
Xây dựng làng vườn Đại Bình, kết hợp du lịch làng nghề với du lịch văn hóa theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, sửa chữa và nâng cấp đền thờ bà Thu Bồn ở Quế Trung, tiến đến liên kết với huyện Duy Xuyên tổ cức lễ hội bà Thu Bồn nhằm thu hút mạnh du khách đến Quế Sơn.
Kêu gọi và thu hút đầu tư xây dựng các điểm du lịch như: Nước Mát- Đèo Le, Suối Tiên, thủy điện Khe Diên, Hòn Kẽm Đá Dừng, đầu tư các thuyền du lịch, xây dựng và phát triển mạnh các làng nghề phục vụ du lịch.
Quy hoạch và phát triển các khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ vui chơi giải trí…ở các điểm du lịch nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú, chi tiêu của du khách. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác xây dựng các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Đầu tư nguồn vốn: để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch, yêu cầu về nguồn vốn là rất lớn. Do vậy, cần đẩy mạnh xã hội hóa trong việc đầu tư các hoạt động du lịch, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn một cách đa dạng, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung ương, vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành ở tỉnh để xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến kêu gọi các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư tôn tạo, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch.
- Cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm gới thiệu hình ảnh của du lịch Quế Sơn đến với mọi du khách trong và ngoài nước bằng các hình thức như: tờ rơi, đặc san, wedsite, các chuyên mục thời sự phát trên đà truyền thanh truyền hình huyện, tỉnh, Trung ương, tổ chức hội thảo, hội chợ, gặp mặt…Hoạt động của phòng du lịch gắn với thông tin du khách, hình thành mạng lưới điểm du khách để trực tiếp gặp gỡ và hướng dẫn du khách ở những địa điểm kinh doanh du lịch.
- Đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành và các hãng thông tấn báo chí để tuyên truyền giới thiệu du lịch, kết hợp xây dựng các tour, tuyến du lịch liên hoàn với các vùng miền khác trong cả nước, đặc biệt là kết nối với câc di sản văn hóa thế giới ở khu vực miền Trung.
- Xây dựng bản đồ du lịch, bản chỉ dẫn đến các điểm du lịch của huyện, tìm hiểu và sưu tầm các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể để giới thiệu cho du khách, làm đa dạng sản phẩm du lịch, tăng sự hấp dẫn và khám phá của du khách.
3. Thị trường và sản phẩm du lịch
Trên cơ sở tiềm năng du lịch của huyện, phân tích lợi thế so sánh với các điểm du lịch tương đồng khác và nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch khác nhau, để phát triển các sản phẩm du lịch của huyện, đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của từng đối tượng du khách. Đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa và bằng nhiều biện pháp nhằm thu hút lượng khách nước ngoài đến từ hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
Phát triển mối quan hệ về du lịch với các doanh nghiệp lữ hành, cơ quan quản lý du lịch các huyện, thị khác trong và ngoài tỉnh để có sự liên kết thích hợp, mở những tour, tuyến du lịch mới, hấp dẫn và chất lượng.
4. Phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để phát triển du lịch phải có đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động trong ngành có phẩm chất, hiểu biết về quê hương đất nước, có lòng tự hào dân tộc, biết bảo vệ lợi ích quốc gia về chính trị và kinh tế, hiểu biết về văn hóa ứng xử, nghiệp vụ và trình độ. Cần thực hiện công tác giáo dục về du lịch cho cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của họ về một ngành mới manh nha: ngành kinh tế - tổng hợp - du lịch. Có thể gởi người đi tham gia các khóa đào tạo về du lịch dài hạn hoặc ngắn hạn ở trong nước và quốc tế. Có chính sách sử dụng lao động tại chỗ và thu hút nhân tài có chuyên môn ở các nơi khác đến hoạt động du lịch tại địa phương. Làm tốt công tác tuyển chọn học viên tại các trường nghiệp vụ du lịch, tạo nguồn lực lao động dự bị cho quê hương.
5. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch
Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ huyện đến cơ sở, tương ứng với nhiệm vụ của ngành du lịch trong thời kì Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Xây dựng và quản lý quy hoạch các khu, điểm du lịch, cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch nhằm tạo sự thông thoáng, thuận tiện cho du khách và các nhà đầu tư; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình quản lý hoạt động du lịch; khuyến khích phá triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đề ra các giải pháp về xã hội hóa du lịch thông qua các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể trong công tác du lịch.
6. Xây dựng các loại hình du lịch
Quế Sơn với nhiều tiềm năng về du lịch, thuận lợi để ta xây dựng và phát triển một số loại hình du lịch như
- Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng chữa bệnh :Với các tài nguyên du lịch như nước nóng Tây Viên, Nước Mát - Đèo Le, Hòn Kẽm Đá Dừng, Suối Tiên… Huyện Quế Sơn có điều kiện phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng chữa bệnh, kết hợp với du lịch làng quê, văn hóa- lịch sử để thu hút và lưu giữ khách, nhất là các đối tượng khách lớn tuổi, khách công vụ.
- Du lịch văn hóa - lịch sử: Quế Sơn với các di tích lịch sử nổi tiếng như: tượng đài chiến thắng Cấm Dơi, bia tưởng niệm Quế Châu, nhà lưu niệm cụ Đỗ Quang, lăng mộ Phạm Nhữ Tăng… Cùng với các hoạt động văn nghệ dân gian, các lễ hội truyền thống thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch văn hóa - lịch sử.
- Du lịch làng quê gắn với tham quan làng nghề : làng quê Đại Bình được nhiều người biết đến như một “miệt vườn Nam Bộ” ở miền Trung thuận lợi phát triển du lịch làng quê. Gắn với nó là phát triển du lịch làng nghề truyền thống như: nghề trồng dâu nuôi tằm ở Đại Bình, nghề làm vườn ở Đại Bình, nghề mỹ nghệ trầm hương ở Trung Phước…
- Du lịch dã ngoại, leo núi: Với những điều kiện tự nhiên của các điểm du lịch Suối Tiên, núi Hòn Tàu, núi Hòn Chiêng, thủy điện Khe Diên, Hòn Kẽm Đá Dừng… cần đẩy mạnh khai thác du lịch dã ngọai, leo núi, để phục vụ tối đa nhu cầu tham quan, khám phá của du khách.
- Du lịch công vụ: Thời gian đến, số lượng đối tượng khách du lịch công vụ có thể phát triển mạnh trong cơ cấu khách du lịch của huyện. Đây là đối tượng có mức chi tiêu cao, nhất là nhu cầu về dịch vụ tổ chức trọn gói các hội nghị, hội thảo, gặp mặt…
7. Xây dưng các tuyến, điểm du lịch
Ngoài những điểm du lịch đã có quy hoạch xây dựng và phá triển như Suối Tiên, Nước Mát - Đèo Le, nước nóng Tây Viên, khu di tích tượng đài chiến thắng Cấm Dơi; ta cần đầu tư xây dựng các điểm du lịch khác như làng Đại
Bình, thủy điện Khe Diên, Hòn Kẽm Đá Dừng, khu căn cứ Tân Tỉnh - Trung Lộc …
Như ta đã biết, hoạt động du lịch ở huỵên Quế Sơn chỉ mới định hình và phát triển trong những năm gần đây, hình ảnh điểm đến Quế Sơn chưa được nhiều du khách biết đến. Do vậy các cơ quan quản lý du lịch của huyện cần phải liên kết với các huyện khác để xây dựng các tuyến du lịch xuyên huyện nhằm thu hút du khách đến thăm Quế Sơn, chẳng hạn như
- Tuyến du lịch Tam Kỳ - Thăng Bình - Quế Sơn. - Tuyến du lịch Hội An - Duy Xuyên - Quế Sơn.
- Tuyến du lịch Phú Ninh - Núi Thành - Tam Kỳ - Quế Sơn.
Đồng thời xây dựng các tuyến du lịch nối liền giữa các điểm tham quan ở các địa phương của huyện như
- Lăng mộ Phạm Nhữ Tăng - tượng đài Cấm Dơi - căn cứ Trung Lộc.
- Suối Tiên - Nước Mát Đèo Le - nước nóng Tây Viên - sông Thu Bồn - Hòn Kẽm Đá Dừng.
- Làng nón Quế Minh - làng trồng dâu nuôi tằm Trung Phước - làng cây trái Đại Bình.
- Làng quê Đại Bình - thủy điện Khe Diên - Hòn Kẽm Đá Dừng.
Xây dựng thành công các tuyến - điểm du lịch nhằm thu hút du khách góp phần quan trọng vào việc phát triển du lịch huyện nhà, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
8. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trườngdu lịch lành mạnh, gắn phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa du lịch lành mạnh, gắn phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
Phát triển du lịch phải đi đôi với việc thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các hoạt động du lịch, nhất là tại các khu, điểm, tuyến du lịch, để cho du khách thực sự yên tâm khi đến tham quan Quế Sơn. Xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, không có tình trạng ăn xin, chèo kéo du khách.
Tuyên truyền việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị văn hóa phi vật thể…phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.