Truyền thống văn hóa, sinh hoạt

Một phần của tài liệu tiềm năng phát triển du lịch quế sơn, quảng nam (Trang 27 - 28)

Quế Sơn là mãnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Từ Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo phong trào Nghĩa Hội chống Pháp (1885 – 1887) lấy Quế Sơn làm căn cứ Tân Tỉnh, đến Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, biết bao người con ưu tú của Quế Sơn đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Đảng bộ huyện Quế Sơn ra đời sớm, lãnh đạo nhân dân huyện nhà đấu tranh chống mọi kẻ thù của dân tộc, của giai cấp, tiến hành thắng lợi cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiến hành cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp và

Đế Quốc Mỹ suốt 30 năm ròng và đang cùng với đồng bào cả tỉnh, cả nước phấn đấu tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Quế Sơn trước sau vẫn là mảnh đất khoa bảng. Dưới thời nhà Nguyễn, Quế Sơn có 2 tiến sĩ, 3 phó bảng và 13 cử nhân. Trong số những tấm gương hiếu học đó có tiến sĩ Phan Quang, một trong “Ngũ Phụng Tề Phi” nổi tiếng của đất Quảng. Người Quế Sơn thường nhắc dến một cách đầy tự hào danh nhân Nguyễn Đình Hiến, một trong “Tứ Hổ”, “Tứ Kiệt” của vùng đất Quảng Nam.

Chính từ truyền thống hiếu học mà người dân Quế Sơn sau này đã tiếp tục góp vào kho nhân tài cả nước biết bao tấm gương học rộng, biết nhiều như giáo sư Lê Ấm, nhà giáo nhân dân Trần Đình Đàn, giáo sư Hoàng Châu Ký, nhà sử học Phan Khoang…

Ngoài những đức tính như dũng cảm trong chiến đấu, có truyền thống hiếu học, người dân Quế Sơn vốn nổi tiếng về đức tính trung thực, thẳng thắn trong sinh hoạt sáng tạo, chịu khổ trong lao động sản xuất... Điều đó làm giàu hơn bản sắc văn hóa của con người và vùng đất Quế Sơn, góp phần thu hút du khách đến du lịch ở Quế Sơn, nhất là đối tượng khách muốn nghiên cứu tìm hiểu nền văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu tiềm năng phát triển du lịch quế sơn, quảng nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w